Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu Online đơn giản ngay tại nhà!

view 53
comment-forum-solid 0
Tra cứu nhãn hiệu là việc làm cần thiết trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Việc tra cứu này nhằm biết được nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ hay chưa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về vấn đề trên, giúp các bạn có thể dễ dàng tra cứu nhãn hiệu Online đơn giản ngay tại nhà!

Tra cứu nhãn hiệu Luật sư Nguyễn Hoài Thương, Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài (24/7): (024) 66.527.527

Khái quát về nhãn hiệu

Apple, Samsung, Huawei, Vivo,...là những cái tên quen thuộc khi nhắc đến việc sản xuất, cung ứng các dòng điện thoại thoại, máy tính bảng hay các loại đồ dùng điện tử khác có sức ảnh hưởng đặc biệt trên thị trường trong lĩnh vực đồ điện tử. Hay khi nhắc đến nhu cầu về thức ăn nhanh thì mọi người sẽ liên tưởng đến các thương hiệu như McDonald's, Kentucky Fried Chicken (KFC), Pizza Hut,...Vậy những cái tên được liệt kê trên thực chất được gọi là gì trong đời sống và chúng được pháp luật Việt Nam điều chỉnh như thế nào? Có phải tất cả chúng đều là "nhãn hiệu" hay không?

Để có thể đánh giá được chính xác vấn đề này thì đầu tiên chúng ta phải hiểu được bản chất của nhãn hiệu là gì? Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Như vậy, có thể thấy, pháp luật Việt Nam quy định nhãn hiệu chính là dấu hiệu để mọi người phân biệt được các sản phẩm, dịch vụ được doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, cung ứng thông qua việc quan sát bằng nhãn quan thông thường.

Theo phân tích trên thì Apple, Samsung, Huawei, Vivo hay McDonald's, Kentucky Fried Chicken (KFC), Pizza Hut đều được xem là nhãn hiệu. Liệu cách hiểu này có chính xác về nhãn hiệu hay không?

Hiện nay, dưới góc độ pháp lý, cụ thể là quy định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu là một trong các đối tượng được bảo hộ bởi Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp lý có liên quan. Như chúng ta đã biết, hiện nay những cái tên được kể trên đều được bảo hộ nghiêm ngặt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bởi pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, dựa trên khái niệm về nhãn hiệu đã nêu trên thì những cái tên đó nếu không được gợi hình cụ thể bằng hình ảnh, màu sắc, dấu hiệu... thì sẽ không được xem là nhãn hiệu. Điều này có nghĩa, nhãn hiệu phải là sản phẩm, dịch vụ được thiết kế, trình bày và đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Cục sở hữu trí tuệ thì những sản phẩm, dịch vụ đó mới được pháp luật công nhận là nhãn hiệu. Nếu ngược lại chúng không trải qua các giai đoạn kể trên thì không được xem là nhãn hiệu theo quy định pháp luật.

Apple, Samsung, Huawei, Vivo hay McDonald's, Kentucky Fried Chicken (KFC), Pizza Hut có thể được xem là nhãn hiệu và cũng có thể không được xem là nhãn hiệu. Cụ thể, nếu chúng ta chỉ đơn thuần gọi Apple, Samsung, Huawei, Vivo hay McDonald's, Kentucky Fried Chicken (KFC), Pizza Hut trong giao tiếp, nói chuyện thì chúng không được xem là nhãn hiệu vì chúng chỉ đơn thuần là những tên gọi, tên thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích phục vụ trong đời sống hằng ngày của con người và giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau giữa chúng thông qua việc quan sát, liên tưởng bằng mắt thường. Theo khía cạnh này thì chúng được xem là thương hiệu gợi lên tên tuổi, độ nổi tiếng của các doanh nghiệp thay vì nhãn hiệu. Vậy khi nào chúng được xem là nhãn hiệu?

Những tên gọi trên được xem là nhãn hiệu khi được doanh nghiệp thiết kế, mô tả, gợi hình bằng hình ảnh, màu sắc,...và đăng ký được bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ thì được xem là nhãn hiệu. Điều này sẽ phù hợp với định nghĩa mà pháp luật sở hữu trí tuệ quy định về nhãn hiệu.

Như vậy, có thể thấy, nhãn hiệu là công cụ để mọi người có thể nhận biết được các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân cung ứng trên thị trường. Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì mọi người càng biết đến thương hiệu hay tên gọi riêng của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất ra chúng. Hay nói cách khác, nhãn hiệu là công cụ tối ưu nhất để doanh nghiệp tạo nên thương hiệu của riêng mình và tiếp cận với khách hàng, đồng thời cũng là công cụ để doanh nghiệp, cá nhân bảo vệ tài sản trí tuệ bởi của mình vì nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm vấn đề tư vấn đăng ký nhãn hiệu để tránh việc nhãn hiệu bị xâm phạm bởi chủ thể không có quyền.

Vì sao cần tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ?

Tra cứu nhãn hiệu là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Việc tra cứu này không chỉ mang lại lợi ích về mặt tiết kiệm thời gian đối với doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu mà còn giúp nhãn hiệu được hoàn thiện hơn về mặt thiết kế thông qua quá trình chỉnh sửa (nếu có).

Cụ thể, nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải trải qua quá trình đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Trong giai đoạn này người đăng ký nhãn hiệu phải chuẩn bị hồ sơ cơ bản bao gồm tờ khai đăng ký nhãn hiệu, mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ, sau đó nộp lệ phí đăng ký bảo hộ theo quy định và chờ thời gian thẩm định hình thức, thẩm định nội dung của Cục sở hữu trí tuệ. Thời gian để xử lý hoàn tất việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thường từ kéo dài từ 18 – 20 tháng kể từ khi nộp đơn. Trong thời gian thẩm định, nếu nhãn hiệu không đạt yêu cầu vì có dâu hiệu trùng lặp với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó thì có thể bị từ chối chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ.

Do đó, có thể thấy, để hạn chế được các vấn đề trên thì việc tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu là điều không thể bỏ qua nếu cá nhân, doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Tóm lại, mục đích chính của việc tra cứu nhãn hiệu là giúp chủ thể có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có cái nhìn tổng quan và hoàn thiện hơn nhãn hiệu của mình để tránh việc mất thời gian và công sức cho việc khoác chiếc áo bảo hộ pháp lý cho nhãn hiệu của mình.

Một số lưu ý tra cứu nhãn hiệu bảo hộ trước khi đăng ký

Như đã trình bày trên thì việc tra cứu nhãn hiệu có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Do đó, trong quá trình tra cứu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần tham khảo thông tin địa chỉ tra cứu uy tín, chính thống để cho ra kết quả chính xác nhất.

Thứ hai, cá nhân, doanh nghiệp nên tham khảo về quy trình tra cứu, cách tra cứu online trên internet hoặc từ cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm để quá trình tra cứu được thuận lợi và chính xác.

Cá nhân, doanh nghiệp cần bổ sung kiến thức pháp lý về vấn đề nhận biết nhãn hiệu có dấu hiệu trùng lặp với nhãn hiệu khác về dấu hiệu trên nhãn hiệu cũng như về nhóm dịch vụ, sản phẩm nhãn hiệu đăng ký hoạt động để tiến hành chỉnh sửa nhãn hiệu của mình, tránh tình trạng bị từ chối đơn đăng ký bảo hộ sẽ mất thời gian và công sức.

Nếu cá nhân, tổ chức không có thế mạnh về việc đăng ký nhãn hiệu thì có thể nhờ đến sự trợ giúp từ các tổ chức cung ứng dịch vụ pháp lý có kinh nghiệm để hoàn thành việc đăng ký nhãn hiệu nhằm tiết kiệm về thời gian và công sức.

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam online

- Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu:

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác và nhanh chóng, khách hàng cần chuẩn bị các tài liệu cho việc tra cứu, cụ thể như sau:

  • Thông tin về mẫu nhãn hiệu khách hàng dự định tra cứu
  • Thông tin về sản phẩm, dịch vụ nhãn hiệu muốn đăng ký theo ngành nghề hoạt động kinh doanh.

Sau khi có đầy đủ thông tin nêu trên, khách hàng có thể tiến hành tra cứu theo các bước dưới đây.

- Các bước tra cứu nhãn hiệu:

Việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước sau đây:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu 

Khách hàng tra cứu nhãn hiệu truy cập vào website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Bước 2: Nhập thông tin cần tra cứu vào ô tìm kiếm

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khách hàng nhập thông tin cần tra cứu vào ô tìm kiếm bao gồm tên nhãn hiệu và nhóm sản phẩm/dịch vụ cần tiềm kiếm. Cần nhập thông tin thật đầy đủ và chính xác để có được cho mình kết quả đúng nhất.

Bước 3: Click vào tìm kiếm.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 Click vào nút tìm kiếm để ra kết quả tra cứu nhãn hiệu cần tra cứu. 

Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức trên chỉ mang tính chất tham khảo và không cho kết quả chính xác tuyệt đối do dự liệu được cập nhất trực tuyến nên sẽ không cập nhật đầy đủ theo thời gian nộp đơn. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này có ưu điểm là hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

Có nên tra cứu chuyên sâu hay không

Nếu việc tra cứu thông thường bị hạn chế về kết quả chính xác thì hình thức tra cứu chuyên sâu sẽ khắc phục được điều này. Khi tiến hành theo phương pháp này thì khách hàng sẽ ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với chuyên viên để gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ.

Do đó, với hình thức tra cứu này, khách hàng có thể yên tâm về độ chính xác của kết quả tra cứu cũng như khả năng chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý: Do ưu điểm của hình thức này nên việc tra cứu này sẽ tốn chi phí tra cứu.

Muốn tra cứu nhãn hiệu quốc tế thì phải làm như thế nào

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu quốc tế khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức sau đây:

(i) Tra cứu sơ bộ trên cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia muốn đăng ký nhãn hiệu, lưu ý hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo nên kết quả không chính xác tuyệt đối nhưng có ưu điểm là hoàn toàn miễn phí và tự khách hàng có thể tiến hành tra cứu.

(ii) Sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Công ty cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ tại quốc gia cần đăng ký nhãn hiệu để tiến hành việc tra cứu, hình thức này tương đương với việc tra cứu chuyển sâu, là phương án hiệu quả bởi Công ty cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ đều có kinh nghiệm. Sau khi tra cứu họ sẽ đưa dự đoán về kết luận về khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này phải tốn chi phí.

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu Online đơn giản ngay tại nhà được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu Online đơn giản ngay tại nhà có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư doanh nghiêp, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.40209 sec| 1069.398 kb