Nhãn hiệu thường là một trong các tiêu chí được ưu tiên khi các cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn để đăng ký bảo hộ. Việc đăng ký nhãn hiệu thường được tiến hành tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi đăng ký, người nộp đơn thường gửi kèm hồ sơ và một khoản chi phí đăng ký nhãn hiệu.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Nhãn hiệu là một trong các thuật ngữ thường được nhắc đến khi chúng ta tiếp cận với Luật Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (theo căn cứ pháp lý tại khoản 16 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
Nhãn hiệu là một trong các đối tượng nhận được sự quan tâm nhiều khi nhắc đến Luật sở hữu trí tuệ. Các nhãn hiệu ví dụ như: Apple, Toyota, Hyundai...
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu – doanh nghiệp cần hiểu rõBộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị để tiến hành nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ gồm:
(i) 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
(ii) 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;
(iii) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
(i) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
(ii) Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;
(iii) Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
(iv) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.
(i) Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
(ii) Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
(iii) Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
(iv) Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
(v) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu chi tiết nhất năm 2021Việc đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Việc nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
Đây là các chi phí đăng ký nhãn hiệu cố định tại cơ quan Nhà nước. Xem thêm: Những lỗi cơ bản thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm