Nội dung bài viết [Ẩn]
Nhãn hiệu là một trong các tiêu chí được các doanh nghiệp lựa chọn để đăng ký bảo hộ. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được kiểm soát chặt chẽ từ các quy định của pháp luật. Dưới đây là một số lỗi cơ bản thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Nhãn hiệu là một trong các thuật ngữ thường được nhắc đến khi chúng ta tiếp cận với Luật Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (theo căn cứ pháp lý tại khoản 16 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
Một số nhãn hiệu nổi tiếng như:Coca-cola, Pepsi, Heineken, Toyota, Samsung, Apple.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu – doanh nghiệp cần hiểu rõThứ nhất, dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
Thứ hai, dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
Thứ ba, dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
Thứ tư, dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
Cuối cùng, dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Tra cứu thường là bước quan trọng trong suốt quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu nhãn hiệu trên các trang web mà nhà nước thiết lập hoặc nhờ đến các công ty tư vấn để tiến hành tra cứu. Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp tránh được tình trạng trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký từ trước.
Xem thêm: Cách tra cứu nhãn hiệu đúng nhấtNguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file) là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với nhãn hiệu, nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể nộp đơn sớm hơn các chủ thể khác đối với cùng một nhãn hiệu. (theo căn cứ pháp lý quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
Trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho:
(i) Nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên sớm nhất
(ii)Nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn sớm nhất.Để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện theo căn cứ pháp lý quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Việc đăng ký nhãn hiệu được tiến hành khi cá nhân, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được chuẩn bị đầy đủ trước khi mang tới Cục.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ, chuyên viên tại Cục Sở hữu sẽ thông báo cá nhân nộp tiền tại quầy thu ngân nếu đầy đủ giấy tờ hoặc sẽ yêu cầu bổ sung giấy tờ nếu thiếu hoặc sai sót.
Lưu ý, khi đi đăng ký, cần chuẩn bị một khoản lệ phí để đóng.
Xem thêm: Chi phí đăng ký nhãn hiệuTrên đây là tất cả những điều lưu ý đối với cá nhân, doanh nghiệp khi tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh gặp các lỗi đăng ký nhãn hiệu cơ bản.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm