Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần, một số vấn đề cần lưu ý

Bởi Phan Thị Thúy Hiền - 07/03/2021
view 148
comment-forum-solid 0

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, cơ cấu tổ chức công ty cổ phần được quy định cụ thể tại Điều 137.

Cơ cấu tổ chức Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông.

Đặc điểm công ty Cổ phần

Công ty cổ phần phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên; và không hạn chế số lượng (có thể là cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông).

Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần. Mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vào công ty cổ phần.

Cổ đông trong công ty cổ phần là người nắm giữ cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật.

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần:

Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Phương thức giải quyết

Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị

Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị là thành viên đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

(i) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;

(ii) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

(iii) Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; Là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

(iv) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

(v) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.

Việc lựa chọn mô hình nào trong hai mô hình trên được thể hiện trong Điều lệ công ty.

Đại Hội đồng cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết; bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết; là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật. Trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo ủy quyền được cử; thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần có toàn quyền. Nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích; quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông.

Hội đồng quản trị có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty

Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc; tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ; hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền; nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật; thì giám đốc; hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ban kiểm soát

Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân; hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có ban kiểm soát.

Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá 5 năm; thành viên ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm trưởng ban kiểm soát quyền. Nhiệm vụ của trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam; và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Phan Thị Thúy Hiền

Phan Thị Thúy Hiền

Phan Thị Thúy Hiền là một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Thúy Hiền trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Hiền muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.25342 sec| 1007.867 kb