Quyền sở hữu công nghiệp là một quyền có tầm ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp, tổ chức và cả cá nhân đã đăng ký sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu... Vậy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì? Điều kiện để quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ là gì theo pháp luật hiện hành?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Hiểu theo nghĩa khách quan thì quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp
Nghĩa chủ quan được hiểu theo quy định của pháp luật: "Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh". ( dựa theo khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ)
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp gồm có: nhóm đối tượng có tính sáng tạo và nhóm đối tượng có tính thương mại
Nhóm đối tượng có tính sáng tạo gồm có:
(i) Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
(ii) Kiểu dáng công nghiệp gồm những gì thể hiện được ra bên ngoài của sản phẩm, có thể nhìn thấy được như màu sắc, hình khối, đường nét hoặc sự kết hợp lại tạo nên những yếu tố này gọi là hình dáng bên ngoài
(iii) Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn ( thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Nhóm đối tượng có tính thương mại gồm có:
(i) Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
(ii) Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
(iii) Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
(iv) Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
(i) Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nhóm đối tượng mang tính sáng tạo đó là quyền sáng chế và kiểu dáng công nghiệp thì đều phải có tính mới; có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp:
Về quyền sáng chế được xác lập trên cơ sở khái niệm chung nhất được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương như Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp định TRIPs…, các quốc gia định nghĩa sáng chế theo pháp luật nước mình.
Riêng đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn muốn được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản về tính nguyên gốc và phải có tính mới thương mại.
(ii) Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nhóm đối tượng có tính thương mại bao gồm:
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Nếu bạn đang cần giải đáp về đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp hãy xem ngay bài viết này!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm