Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giải thể, chấm dứt hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài;
Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật hoặc các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;
Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định cho phép hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt sau thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Căn cứ theo Khoản 1 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục đó. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động đối với cơ sở đào tạo; bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của cơ sở đó.
Theo đó, người có thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 47 của Nghị định này như sau:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với:
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;
Cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học; trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học;
Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài; tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập.
Theo Khoản 3 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục;
Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Đối với hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học; phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài; tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập; nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Đối với hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở đào tạo; bồi dưỡng ngắn hạn hoặc hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; trừ trường hợp quy định; nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến sở giáo dục và đào tạo;
Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định; thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp bảo đảm quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm