Điều 35 Nghị định 07/2016 NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài: Phía thương nhân nước ngoài nhận thấy không gặp khó khăn trong việc kinh doanh hiện tại dẫn đến việc thua lỗ nhiều thì người đó có quyền đề nghị giải thể văn phòng đại diện.
Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: Trường hợp này là do công ty mẹ bị phá sản, dừng hoạt động thì kéo theo việc giải thể công ty con, văn phòng đại diện.
Hết thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập văn phòng đại diện mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn: Khi hết hạn kinh doanh mà thương nhân không xin gia hạn thì hoạt động kinh doanh của văn phòng đại diện sẽ tự động bị dừng. Hết thời gian hoạt động theo giấy phép thành lập văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp giấy phép đồng ý gia hạn: Sau khi thời gian hoạt động của văn phòng đại diện hết hạn mà phía cơ quan có thẩm quyền nhận thấy trong quá trình hoạt động văn phòng này có nhiều sai sót không khắc phục gây ảnh hưởng đến thị trường thì sẽ không cho phép gia hạn hoạt động.
Bị thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện: Trường hợp văn phòng đại diện vi phạm nghiêm trọng các điều cấm của luật Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thu hồi giấy phép thành lập, buộc phải giải thể văn phòng nước ngoài.
Thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định của luật
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Trong thời gian ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến giải thể văn phòng đại diện, phía tổ chức xúc tiến thương mại phải thực hiện những việc sau:
Ra thông báo về việc ngừng hoạt động văn phòng đại diện đến cơ quan cấp giấy phép, các cá nhân hoặc tổ chức khác liên quan (người lao động, ngân hàng,…)
Nội dung thông báo phải ghi rõ thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.
Niêm yết công khai tại trụ sở văn phòng đại diện và đăng báo viết, báo điện tử được phép lưu hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp.
Sau khi thực hiện việc thông báo trên, văn phòng đại diện cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 07/2016 NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Giấy thông báo về việc giải thể văn phòng đại diện nước ngoài theo quy định.
Trường hợp hết thời gian hoạt động theo giấy phép thành lập văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp giấy phép đồng ý gia hạn thì phía văn phòng đại diện phải cung cấp bản sao văn bản của cơ quan cấp giấy phép không gia hạn giấy phép thành lập văn phòng trong trường hợp hết thời hạn hoạt động văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn
Trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện thì phải cung cấp bản sao quyết định thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập.
Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động
Bản chính giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện
Giấy xác nhận đã trả dấu cơ quan công an của văn phòng đại diện
Hộ chiếu của trưởng văn phòng đại diện
Hợp đồng thuê trụ sở và Biên bản thanh lý hợp đồng của văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Thanh lý hợp đồng thuê trụ sở tại Việt Nam
Để có thể giải thể văn phòng đại diện nước ngoài thì thương nhân nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Quyết toán nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế, nghĩa vụ bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có), nghĩa vụ tài chính với người lao động (nếu có).
Trả dấu của văn phòng đại diện tại cơ quan công an nơi đặt trụ sở.
Tiến hành trả Giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện tại Sở Công Thương.
Sau khi hoàn tất, thương nhân nước ngoài sẽ nộp hồ sơ giải thể văn phòng đại diện nước ngoài theo trình tự quy định tại Điều 37 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ tại cơ quan cấp giấy phép.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép thực hiện việc kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm