Hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức tín dụng hiện nay

Bởi Huỳnh Thu Hương - 25/02/2021
view 161
comment-forum-solid 0

Tổ chức tín dụng cần có hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

quyền quyết toán thuế Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý:

Luật tổ chức tín dụng năm 2010

Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

Thông tư số 44/2011/TT-NHNN

Các yêu cầu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau đây:

Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;

Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;

Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.

Hoạt động của hệ thống của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ.

Các hình thức của kiểm soát nội bộ

Phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện giao dịch;

Quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.

Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và công ty con của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ đối với công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện những sai phạm, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh phải kịp thời hoạch định và thực hiện biện pháp khắc phục.

Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ

Định kỳ hằng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của từng đơn vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ.

Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.

Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nêu trên. Báo cáo này phải cập nhật được các rủi ro, nêu tóm tắt các hoạt động chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các rủi ro liên quan tương ứng và các hoạt động kiểm tra, kiểm soát ở cấp độ toàn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cấp độ từng đơn vị, bộ phận và từng hoạt động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.31890 sec| 1002.914 kb