Mô hình đa cấp - Cách nhận biết mô hình kinh doanh đa cấp "trá hình"

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 29/09/2021
view 1925
comment-forum-solid 0

Mô hình kinh doanh đa cấp được pháp luật Việt Nam thừa nhận là hợp pháp và là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được hoạt động khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động bán hàng đa cấp lại trở nên biến tướng, gây ra nhiều tiêu cực bởi các mô hình kinh doanh đa cấp “trá hình” mà truyền thông rất nhiều lần lên án.

Dấu hiệu nhận biết các mô hình kinh doanh đa cấp Để được tư vấn pháp luật một cách nhanh nóng, liên hệ tổng đài (24/7): 1900 6198

Mô hình kinh doanh đa cấp là gì?

Mô hình kinh doanh đa cấp được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Theo đó, đây được hiểu là mô hình kinh doanh mà hoạt động kinh doanh của nó sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh (nhà phân phối), trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả hoạt động kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Kinh doanh đa cấp tiếng Anh là gì?

Đa cấp hay kinh doanh đa cấp tiếng Anh là Multi-Level Marketing. Kinh doanh, bán hàng đa cấp có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng như: mua được hàng trực tiếp từ nhà sản xuất nên tránh được hàng giả, hàng kém chất lượng. Đối với doanh nghiệp, kinh doanh đa cấp là mô hình kinh doanh tiết kiệm được chi phí quảng cáo, cắt giảm được hàng loạt các chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi phí vận chuyển. Mặt khác do mạng lưới nhà phân phối được tổ chức để đưa hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng nên có nhiều thuận lợi trong việc quảng bá hình ảnh hàng hóa một cách trực tiếp và hữu hiệu.

Những hàng hóa không được kinh doanh theo mô hình đa cấp

Những loại hàng hoá không được kinh doanh theo mô hình bán hàng đa cấp bao gồm: – Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuc thú y thủy sản); thuc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; – Sản phẩm nội dung thông tin số.

Quy định về mô hình kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Mô hình kinh doanh đa cấp rõ ràng có bản chất không hề xấu, là một ngành nghề kinh doanh hợp pháp và được quản lý bởi pháp luật, cụ thể bởi Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, là Nghị định quy định về quản lý hoạt động đa cấp của Chính phủ ban hành.

Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp ở Việt Nam chỉ được thực hiện đối với hàng hóa, mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Pháp luật cũng quy định một số đối tượng cũng là hàng hóa nhưng không được kinh doanh theo phương thức đa cấp, bao gồm: hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú ý thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; các sản phẩm nội dung thông tin số cũng sẽ không được kinh doanh bằng phương thức này.

Để có thể bán hàng theo phương thức đa cấp, tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng những điều kiện nhất định sau:

(i) Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

(ii) Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;

(iii) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.

(iv) Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

(v) Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thường, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của pháp luật;

(vi) Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;

(vii) Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

Bên cạnh đó, khi đã đủ các điều kiện để tham gia kinh doanh bằng phương thức đa cấp, cả doanh nghiệp bán hàng đa cấp lẫn người tham gia bán hàng đa cấp đều sẽ bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện một số hành vi. Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ bị nghiêm cấm yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; nghiêm cấm yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp…

Đối với người tham gia bán hàng đa cấp sẽ bị nghiêm cấm cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp; nghiêm cấm lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp vào mạng lưới doanh nghiệp mà mình đang tham gia;…Tất cả những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện này được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.

Xem thêm bài viết: Mô hình kinh doanh B2C

Dấu hiệu nhận biết các mô hình kinh doanh đa cấp “trá hình”

Dấu hiệu nhận biết các mô hình kinh doanh đa cấp Để được tư vấn pháp luật doanh nghiệp nhanh chóng, liên hệ đường dây nóng (24/7): 1900 6198

Mặc dù báo chí, truyền thông đưa tin cảnh báo rất nhiều về tình trạng đa cấp biến tướng nhưng hoạt động đa cấp vẫn cứ diễn ra, rất nhiều người, đặc biệt là nhiều người trẻ vẫn mù quáng tin tưởng. Sau đây là một số dấu hiệu cơ bản để có thể nhận ra mô hình kinh doanh đa cấp “trá hình” mà mỗi người đều nên biết để có thể tỉnh táo trước những lời mời gọi tham gia vào mô hình kinh doanh đa cấp:

(i) Doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp:

Theo quy định pháp luật, kinh doanh đa cấp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được tổ chức hoạt động kinh doanh đa cấp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, trong đó có việc phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trên thị trường. Danh sách các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được cập nhật thường xuyên và công khai trên cổng thông tin điện tử của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

Với tình hình kinh doanh đa cấp thật giả lẫn lộn ở Việt Nam, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân khi tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp, mỗi người đều có thể truy cập vào cổng thông tin của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng để kiểm tra xem doanh nghiệp đó có đúng là được phép kinh doanh đa cấp hay không.

(ii) Biểu hiện của các mô hình kinh doanh đa cấp “trá hình” thường gặp nhất, đó chính là các mô hình tự xưng giúp người trẻ khởi nghiệp, mỗi tháng kiếm được hàng chục triệu đồng, thường xuyên tổ chức các hội thảo hoành tráng để khơi gợi tinh thần làm giàu nhanh chóng, gần đây hoạt động đa cấp còn lấn sân sang cả lĩnh vực tiền ảo, kêu gọi người tham gia đầu tư tiền ảo vào các app mà họ xây dựng, hứa hẹn sẽ đổi tiền ảo sang được tiền mặt với lợi nhuận vô cùng lớn. Mọi người nên biết rằng, các quy định liên quan đền tiền ảo của Việt Nam còn rất mới mẻ, chưa nhiều, chưa chặt chẽ, vì vậy nếu sau này xảy ra tranh chấp, pháp luật sẽ rất khó can thiệp để bảo vệ được quyền lợi cho bạn.

(iii) Kinh doanh đa cấp nhưng những doanh nghiệp đa cấp “trá hình” không có hàng hóa hoặc hàng hóa không có giá trị, chất lượng. Thực chất những doanh nghiệp đa cấp bất chính này họ không hề quan tâm họ bán gì, chất lượng sản phẩm thế nào, bởi vì lợi nhuận của họ không đến từ việc buôn bán hàng hóa, mà đến từ việc dụ dỗ những người thiếu hiểu biết vào mô hình đa cấp biến tướng của họ, hứa hẹn tương lai sáng lạn khi kinh doanh các mặt hàng đa cấp và dần dần bòn rút tiền bạc của người tham gia.

(iv) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường yêu cầu đặt cọc, nộp một khoản tiền nhất định hoặc buộc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp của doanh nghiệp. Có rất nhiều lý do bịa đặt khác nhau để dụ dỗ người tham gia phải nộp tiền như nộp tiền để làm thẻ thành viên, để mua tài liệu kinh doanh, để mua một lượng hàng nhất định…

(v) Dấu hiệu tiếp theo để nhận biết mô hình kinh doanh đa cấp “trá hình” đó là họ luôn cung cấp các thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn để dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

Ngoài ra, để thận trọng hơn nữa thì ngoài các dấu hiệu cơ bản trên thì mỗi người đều có thể tự mình tìm kiếm các quy định liên quan đến lĩnh vực luật doanh nghiệp, sẽ rất dễ để biết được những hành vi nào mà doanh nghiệp đa cấp, người bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện. Bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp, công ty tnhh hay cá nhân bán hàng đa cấp nào có các hành vi vi phạm điều cấm thì chúng ta đều nên có sự nghi ngờ nhất định về việc làm ăn chân chính của họ.

Xem thêm bài viết: Mô hình kinh doanh Canvas

Kết luận: Kinh doanh đa cấp thực chất là hình thức kinh doanh rất hiệu quả, tiết kiệm chi phí trung gian. Tuy nhiên do các hình thức biến tướng hiện nay mà người tiêu dùng và người tham gia hệ thống bán hàng này phải hết sức lưu ý để tránh rủi ro tối đa.

Chế tài pháp luật và các biện pháp ngăn ngừa hoạt động bán hàng đa cấp lừa đảo

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với khung hình phạt cao nhất là 200.000.000 đồng. Mức phạt này không có sức răn đe khi số tiền thu lợi có thể tới hàng tỷ đồng. Bộ luật hình sự quy định các tội danh liên quan tới hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hoạt hình phạt cao nhất là chung thân nhưng không phải vụ việc kinh doanh đa cấp biến tướng nào cũng được điều tra tận gốc. Trong quá trình áp dụng luật cơ quan điều tra thường e ngại việc “hình sự hóa các giao dịch dân sự, kinh tế” mà dẫn tới bỏ lọt tội phạm. Sau đó, những mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng bất hợp pháp với quy mô nhỏ, đi sâu về các vùng nông thôn, ít truyền thông rầm rộ trên báo đài mà âm thầm đánh vào những nhóm đối tượng nhất định (sinh viên, nhân viên văn phòng, người lao động, lái xe,...) nên sẽ khó bị lôi ra ánh sáng. Do đó, để ngăn chặn hình thức đa cấp biến tướng này, chính mỗi người khách hàng, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn và trang bị thêm kiến thức cho mình. Một số hình thức ngăn chặn mô hình kinh doanh đa cấp "trá hình":
  • Bản thân mỗi người, mỗi sinh viên, lao động cần tìm hiểu về mô hình kinh doanh đa cấp và pháp luật kinh doanh đa cấp để phòng ngừa rủi ro cho mình.
  • Các cơ quan truyền thông, báo chí phải thường xuyên đưa tin và đưa tin chính xác về các sự việc, hiện tượng kinh doanh đa cấp biến tướng. Nhằm cảnh giác và tuyên truyền thông tin pháp luật về đa cấp cho người dân rộng rãi trên khắp các tỉnh thành.
  • Các cơ quan công an địa phương, cơ quan quản lý nhà nước phải nhanh chóng điều tra làm rõ sự việc ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ các tội đối tượng mới đến ở địa bàn mình tổ chức sự kiện, hội nhóm hoặc ngay khi có đơn tố giác từ người thân.
  • Tăng cường tuyên truyền phổ biến, tư vấn pháp luật sâu rộng trong nhân dân.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hay luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn luật 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn
Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.72360 sec| 1054.445 kb