Một số vấn đề về mục lục ngân sách nhà nước

view 884
comment-forum-solid 0

Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước là bảng phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo hệ thống tổ chức Nhà nước, ngành kinh kế và các mục đích kinh tế do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác lập, điều hành, quản lý, kế toán và quyết toán cũng như phân tích các hoạt động tài chính thuộc khu vực Nhà nước.

 

Khái niệm Mục lục Ngân sách nhà nước

Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước là bảng phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo hệ thống tổ chức Nhà nước, ngành kinh kế và các mục đích kinh tế do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác lập, điều hành, quản lý, kế toán và quyết toán cũng như phân tích các hoạt động tài chính thuộc khu vực Nhà nước.

Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước hoàn chỉnh phải phản ánh được tất cả các giao dịch về thu, chi ngân sách nhà nước theo hệ thống tổ chức, theo ngành kinh tế quốc dân và theo nội dung kinh tế.

Vai trò và yêu cầu của hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước

Một trong những cơ sở đánh giá khả năng quản lý ngân sách nhà nước của một quốc gia đó là sử dụng công cụ Mục lục Ngân sách nhà nước. Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước có bao quát được các hoạt động kinh tế và các giao dịch kinh tế của Nhà nước thì việc thu thập, phân tích và xử lý số liệu mới đầy đủ; từ đó cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước, điều hành, quản lý, kiểm soát ngân sách nhà nước; đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ việc đề ra các quyết định phát triển kinh tế – xã hội.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với xây dựng Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước ở Việt Nam là phải:

  • Đáp ứng yêu cầu quản lý, phân cấp ngân sách của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, thể hiện được các khoản thu, chi thống nhất của tài chính công, giúp cho việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
  • Cung cấp thông tin về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo từng ngành kinh tế quốc dân, cũng như theo các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và theo nội dung kinh tế.
  • Phản ánh nội dung chính sách kinh tế của Nhà nước, qua đó tìm ra những giải pháp tác động vào chính sách tài khoản của Nhà nước.

Phương pháp luận xây dựng hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước

Mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đòi hỏi Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở của việc phân loại các nghiệp vụ kinh tế cơ bản để theo dõi, kiểm tra và phân tích thu, chi ngân sách nhà nước. Các giao dịch tài chính của Chính phủ phản ánh tổng hợp hai luồng tiền tệ (Thu và chi).

Để đáp ứng các yêu cầu trên, Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước phải được xây dựng theo các tiêu thức phân loại như sau:

Theo tính chất hoạt động – Ngành kinh tế quốc dân (gọi là Loại, Khoản): Loại được phân loại theo ngành kinh tế cấp I của hệ thống kinh tế quốc dân; Khoản là chi tiết của Loại được phân loại tương ứng với ngành kinh tế quốc dân cấp II và III.

Phân loại theo tiêu thức này để trả lời câu hỏi thu ngân sách từ ngành kinh tế nào và chi ngân sách cho ngành kinh tế nào, đồng thời đáp ứng yêu cầu thông tin về thu, chi ngân sách theo chức năng của Nhà nước để so sánh được với các nước trong khu vực và thế giới theo yêu cầu của tổ chức quốc tế.

Theo nội dung kinh tế của thu, chi ngân sách nhà nước (gọi là Mục, Tiểu mục, Nhóm, Tiểu nhóm): Mục được phân loại theo nội dung kinh tế của khoản thu, chi ngân sách. Tiểu mục là chi tiết số thu, chi theo đối tượng quản lý. Tiểu nhóm gồm nhiều Mục có tính chất gần giống nhau. Nhóm gồm nhiều Tiểu nhóm có tính chất gần giống nhau để phục vụ phân tích, quản lý vĩ mô ngân sách nhà nước.

Phân loại theo tiêu thức này để trả lời câu hỏi thu, chi ngân sách nhà nước theo nội dung kinh tế cụ thể nào. Ví dụ: Thu từ thuế GTGT hàng nhập khẩu; chi tiền lương, phụ cấp.

Theo tổ chức (gọi là Chương) và cấp quản lý: Phân loại này dựa vào tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước (gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã) tương ứng với tổ chức của hệ thống chính quyền (gọi là cấp quản lý). Trong mỗi cấp chính quyền, có hệ thống tổ chức các đơn vị trực thuộc cấp chính quyền đó gọi là Chương (Ví dụ: Bộ Giáo dục Đào tạo, Sở Giáo dục Đào tạo, Phòng Giáo dục Đào tạo).

Phân loại theo tiêu thức này để xác định trách nhiệm của các đơn vị thuộc mỗi cấp chính quyền trong việc quản lý ngân sách nhà nước theo phạm vi được giao.

Ngoài 3 tiêu thức phân loại chủ yếu nêu trên của Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước, để phục vụ yêu cầu quản lý còn có một số phân loại bổ trợ như sau:

Phân loại theo địa bàn: Để xác định toàn bộ số thu từ địa bàn nào và toàn bộ số chi ngân sách nhà nước cho một địa bàn là bao nhiêu?

Phân loại theo chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia: Để xác định toàn bộ số chi ngân sách nhà nước cho một chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia?

Phân loại theo nguồn vốn ngân sách nhà nước: Để xác định chi ngân sách nhà nước từ nguồn vốn nào?

Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước

Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc đầy đủ: Đảm bảo phản ánh đầy đủ, toàn diện, minh bạch các giao dịch tài chính của Nhà nước nhằm kiểm soát các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước.

Nguyên tắc thống nhất: Đảm bảo thực hiện thống nhất giữa các ngành, các cấp và các đơn vị; phù hợp với các quy định, chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Nguyên tắc hiệu quả: Phải đáp ứng yêu cầu dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra.

Nguyên tắc hệ thống mở: Thoả mãn và thích ứng về phân cấp quản lý ngân sách, về chế độ thu, chi khi có những thay đổi, bổ sung.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật Sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.27269 sec| 1020.094 kb