Những vấn đề phải biết về trung gian thương mại

view 2184
comment-forum-solid 0

Hiện nay, sự phát triển của hàng hóa và nền kinh tế thị trường đang phát triển thì khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường tùy vào các dối tượng mà sẽ có các phương thức giao dịch phù hợp. Một trong các phương thức giao dịch phổ biến hiên nay đó chính là Trung gian thương mại. Vậy những vấn đề phải biết về trung gian thương mại như thế nào? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này.

tất tần tật về trung gian thương mại Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm về trung gian thương mại

Căn cứ tại khoản 11 điều 3 Luật Thương mại năm 2019 quy định:

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.

Bạn có thể tham khảo hợp đồng trung gian thương mại

Đặc điểm của trung gian thương mại

(i) Thứ nhất, hoạt động trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian. Bên trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao.

Trong hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) có vai trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Bên trung gian thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba không vì lợi ích của bản thân mình mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền). Tuy nhiên, bên trung gian (bên được ủy quyền) sẽ được hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ bên ủy quyền giao phó.

Khác với những hoạt động thương mại thực hiện theo phương thức giao dịch trực tiếp, chỉ có sự tham gia của hai bên, hoạt động trung gian thương mại có sự tham gia của ba bên: Bên ủy quyền (bên thuê dịch vụ, gồm một hoặc một số tổ chức, cá nhân kinh doanh), bên thực hiện dịch vụ (bên được ủy quyền) và bên thứ ba (gồm một hoặc một sô tổ chức, cá nhân kinh doanh). Trong các hoạt động trung gian thương mại này, bên được thuê làm dịch vụ là người trung gian nhận sự ủy quyền của bên thuê dịch vụ và thay mặt bên thuê dịch vụ thực hiện các hoạt động thương mại với bên (hoặc các bên) thứ ba. Bên thuê dịch vụ sẽ ủy quyền cho bên thực hiện dịch vụ thay mặt mình mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba (bên này có thể do bên ủy quyền chỉ định trước hoặc do bên được ủy quyền tìm kiếm theo yêu cầu của bên ủy quyền), theo đó bên được ủy quyền sẽ có nhiệm vụ đàm phán giao dịch với bên thứ ba để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên ủy quyền theo yêu cầu của bên ủy quyền. Khi giao dịch với bên thứ ba, thương nhân trung gian có thể sử dụng danh nghĩa của mình hoặc danh nghĩa của bên thuê dịch vụ. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, trong trường hợp thực hiện hoạt động đại lý thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá hoặc môi giới thương mại, thương nhân trung gian sử dụng danh nghĩa của chính mình, còn khi thực hiện hoạt động đại diện cho thương nhân thì họ lại nhân danh bên ủy quyền để giao dịch với bên thứ ba. Điều này có ý nghĩa quan ữọng đối với việc xác định các nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch đối với bên thứ ba sẽ thuộc về ai.

(ii) Thứ hai, bên trung gian phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.

Để thực hiện các hoạt động này, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) phải là thương nhân theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại năm 2005. Đối với một số hoạt động trung gian thương mại như: ủy thác mua bán hàng hoá, ngoài điều kiện là thương nhân bên trung gian còn phải có điều kiện khác như phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được ủy thác (Điều 156 Luật Thương mại năm 2005).

Trong quan hệ với bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền) và bên thứ ba, bên trung gian thực hiện các hoạt động thương mại với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập và tự do. Bên trung gian là bên được ủy quyền cung ứng một dịch vụ thương mại cho bên ủy quyền chứ không phải là người làm công ăn lương. Điều này thể hiện qua việc bên trung gian cô trụ sở riêng, có tư cách pháp lý độc lập, tự định đoạt thời gian làm việc, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Điều này giúp ta phân biệt bên trung gian trong hoạt động thương mại với các chi nhánh, vãn phòng đại diện do thương nhân lập ra để thực hiện hoạt động kinh doanh của thương nhân và những người lao động làm thuê cho thương nhân cũng như những người có chức năng đại diện như: giám đốc doanh nghiệp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Các chủ thể nói trên không có tư cách pháp lý độc lập và chỉ được thực hiện các hoạt động trong phạm vi, quyền hạn theo quy định trong nội bộ của thương nhân đó. Thứ ba, hoạt động trung gian thương mại song song tồn tại hai nhóm quan hệ: (i) quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; (ii) quan hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba. Các quan hệ này đều phát sinh trên cơ sở hợp đồng.

Xuất phát từ đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động trung gian thương mại là loại hoạt động trong đó bên thuê dịch vụ sẽ trao cho bên trung gian quyền tham gia thiết lập, thực hiện các giao dịch thương mại. Do đó, để thực hiện hoạt động trung gian thương mại, trước tiên bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ của người trung gian và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải thiết lập được quan hệ với nhau. Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ đuợc thiết lập trên cơ sở tự do, thống nhất ý chí của các bên và hình thức của nó là hợp đồng.

Tuy nhiên, hoạt động trung gian thương mại sẽ không thể thực hiện được nếu chỉ tồn tại quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian. Đe thực hiện hoạt động này, bên trung gian phải tham gia giao dịch với bên thứ ba để hoàn thành yêu cầu mà bên thuê dịch vụ giao cho. Khi tham gia giao dịch với bên thứ ba, bên trung gian có thể làm việc với nhiều tư cách. Họ có thể tạo ra một giao dịch thương mại nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên thuê dịch vụ nhưng cũng có thể họ chỉ thực hiện nhiệm vụ giới thiệu bên thứ ba với bên thuê dịch vụ mà không có quan hệ gì với bên thứ ba.

Trong trường hợp bên trung gian thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba nhân danh bên thuê dịch vụ (trong phạm vi được ủy quyền) sẽ làm phát sinh quan hệ hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Trong trường hợp bên trung gian nhân danh chính mình thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba thì quan hệ hợp đồng sẽ phát sinh giữa bên trung gian với bên thứ ba. Tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng giao kết với bên thứ ba mà các hợp đồng đó có thể là hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng dịch vụ.

Các hoạt động dịch vụ trung gian thương mại đều phát sinh trên cơ sở hợp đồng như: hợp đồng đại diện cho thương nhân; hợp đồng môi giới thương mại; hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá; hợp đồng đại lý thương mại. Các hợp đồng này đều cố tính chất là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù. Hình thức của các hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá, hợp đồng đại lý thương mại phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Các hình thức trung gian thương mại

Bên cạnh việc giao dịch trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp cũng quan tâm các hình thức trung gian thương mại để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường. Các hình thức trung gian thương mại bao gồm:

(i) Đại diện cho thương nhân

Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

Xem thêm : Đại diện cho thương nhân - Những lưu ý quan trọng

Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

(ii) Môi giới thương mại

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại mà theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán và giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Xem thêm: Mô giới thương mại - Những lưu ý quan trọng

(iii) Ủy thác mua bán hàng hóa

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại và theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác theo quy định

Các bên trong ủy thác thực hiện trong phạm vi ủy thác, tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của nhau.

Xem thêm: Ủy thác mua bán hàng hóa - Những lưu ý quan trọng

(iv) Đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại mà theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao theo quy định

Hợp đồng đại lý thương mại bắt buộc phải lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương.

Xem thêm: Đại lý thương mại - Những lưu ý quan trọng

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.16002 sec| 1035.594 kb