Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Như vậy, nhãn hiệu chủ yếu dùng để gắn lên hàng hóa và dịch vụ. Nhằm mục đích xác định hàng hóa, dịch vụ đó do chủ thể nào sản xuất, cung cấp. Hiện nay nhãn hiệu được phân thành các loại cụ thể khác nhau.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2015 giải thích: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Nhìn chung, bất kỳ chữ cái, từ ngữ, chữ số, hình vẽ, màu sắc, hình ảnh, sự sắp xếp, tiêu đề quảng cáo, nhãn hàng hoặc sự kết hợp tổng hợp của những yếu tố vừa liệt kê được sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các công ty khác nhau có thể được coi là nhãn hiệu.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu – doanh nghiệp cần hiểu rõNhãn hiệu được phân loại thành 2 nhóm chính là nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Trong đó:
Dùng để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Nhằm mục đích là xác định chủ thể nào sản xuất ra những loại hàng hóa đó chứ không nhằm mục đích xác định hàng hóa đó là gì. Các nhãn hiệu mang tính chất mô tả, có sự liên quan hoặc là tên gọi của sản phẩm thì nhãn hiệu đó sẽ không có khả năng đăng ký.
Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ đó có thể dễ dàng nhận biết.
Trên cơ sở hai loại nhãn hiệu chính là nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ thì có thể chia ra các loại nhãn hiệu cụ thể như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng. Trong đó:
Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2015 giải thích:
“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.
Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2015 giải thích:
“Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”.
Khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2015 giải thích:
“Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”.
Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2015 giải thích là:
"Nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.
Xem thêm: Cách tra cứu nhãn hiệu đúng nhất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm