Quảng cáo bị cấm trong quy định pháp luật Việt Nam

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 03/11/2021
view 140
comment-forum-solid 0

Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành thương mại điện tử kéo theo đó là chuỗi ngành truyền thông có xu hướng tăng mạnh. Đồng thời quảng cáo được xem là công cụ truyền thông có hiệu quả mạnh. Quảng cáo đem lại rất nhiều lợi ích, hiệu quả không chỉ đối với công ty mà cả khách hàng. Nhưng hiện nay, đang có nhiều người lạm dụng quảng cáo quá mức ảnh hưởng đến xã hội dẫn đến quảng cáo bị cấm. Vậy làm thế nào để tránh tình trạng quảng cáo bị cấm? Những lưu ý gì trong quảng cáo?

Quảng cáo bị cấm trong quy định pháp luật Việt Nam Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo

Quảng cáo được xem là hoạt động truyền thông nhằm thúc đẩy sự gia tăng về số lượng hàng hóa bán ra, tạo điều kiện cải thiện và phát triển doanh thu. Đặc biệt đây là phương tiện tạo sự kích thích về nhu cầu và sự trung thành từ phía khách hàng.

Nhưng ngoài ra chúng ta cần phải nắm rõ những hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm nào bị cấm khi nhắc đến trong quảng cáo. Theo điều 7 và 8 tại bộ Luật Quảng cáo 2012 được quy định rằng những sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa bị cấm trong quảng cáo:

  • Những hàng hóa, sản phẩm bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp Luật
  • Đặc biệt là thuốc lá
  • Cấm quảng cáo  rượu bia có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên
  • Đối với các sản phẩm thay thế từ sữa mẹ thực hiện cấm quảng cáo sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi,  dưới 6 tháng tuổi đối với sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ, những dụng cụ như bình bú, núm vú ngậm nhân tạo.
  • Đối với thuốc kê, không kê đơn nhưng được sự cho phép của cơ quan Nhà nước quy định hạn chế sử dụng và dưới sự giám sát của thầy thuốc.
  • Các sản phẩm  có tính kích dục
  • Các vũ khí như: súng săn, đạn, vũ khí thể thao, sản phẩm kích thích bạo lực.
  • Các sản phẩm khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh thực tế.
quảng cáo bị cấm                             Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198 Xem thêm các quy định về quảng cáo tại Luật thương mại tại đây!

Hành vi quảng cáo bị cấm trong Luật quảng cáo 2012

Bên cạnh những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm trong quảng cáo thì cong rất nhiều vấn đề cần bận tâm. Đặc biệt là những hành vi quảng cáo cần tránh để quảng cáo bị cấm trên các phương tiện. Đa phần những quảng cáo bị cấm điều có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng trong đó phải xét đến chính là hành vi. Cho dù bạn đang hoạt động  bất kỳ các cá nhân hay tổ chức nào khi quảng cáo cần tránh những hành vi tại Luật Quảng cáo 2012 như sau:

  • Đối với những sản phẩm, hàng hóa đã được quy định tại Điều 7 của bộ Luật Quảng cáo
  • Các quảng cáo bị cấm khi chứa thông tin tiết lộ về bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền lãnh thổ, dân tộc và an ninh quốc gia.
  • Quảng cáo mang tính thiếu thẩm mỹ, đi ngược với tuyền thống lịch sử, văn hóa, xã hợi, đạo đức, thuần phong mỹ tục đất nước Việt Nam.
  • Những quảng cáo mang tính ảnh hưởng về mỹ quan đô thị, trật tự an toàn xã hội, giao thông.
  • Những hình ảnh mang tính bôi nhọa, ảnh hưởng xấu đến tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng ủy, đặc biệt đối với hình ảnh của các anh hùng dân tộc, lãnh tụ của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • Quảng cáo mang tính kỳ thị, phân biệt dân tộc, chủng tộc, làm xâm phạm đến những tín ngưỡng tôn giáo và cả về định kiến giớ tính, người khuyết tật.
  • Quảng cáo gây xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm đến cá nhân và tổ chức.
  • Quảng cáo bị cấm thường chứa những hình ảnh, phát ngôn, chữ viết của một cá nhân mà chưa được sự đồng ý của cá nhân đó, trừ trường hợp đã được pháp Luật cho phép.
  • Quảng cáo chứa nội dung không đúng hoặc gây nhầm lẫn đến các khả năng như: kinh doanh,  cung cấp sản phẩm. Đối với các chỉ số về số lượng, giá cả, công dụng và tính năng hay kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ kể cả phương thức kinh doanh, thời hạn bảo hành đã đăng ký.
  • Quảng cáo khi sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp như: về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc cùng loại của tổ chức hay kể cả cá nhân khác.
  • Quảng cáo có sử dụng các từ như: “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc khi bỏ từ ngữ đó nhưng vẫn mang ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Quảng cáo bị cấm có chứa cả nội dung  không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
  • Quảng cáo bị cấm khi có những vi phạm pháp luật đến sở hữu trí tuệ.
  • Quảng cáo mang tính giáo dục trẻ như: tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục. Do đó gây ảnh hưởng và tổn hại xấu đến sức khỏe, an toàn, sự phát triển bình thường của trẻ em.
  • Có sự ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo, tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
  • Đối với các quảng cáo chứa nội dung quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh.
  • Có các hành vi như: Treo, dán, hay đặt, vẽ quảng cáo ở nơi công cộng như: trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh.
Ngoài ra còn có những hình thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo khác nếu chứa các nội dung quảng cáo bị cấm. 

Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo như thế nào

Trong những quy định về Luật Quảng cáo của Việt Nam đã nêu rất rõ những nội dung cần tránh để làm quảng cáo bị cấm trên các phương tiện truyền thông. Vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào khi vi phạm các điều cấm đã được quy định thì các cá nhân hoặc tổ chức điều phải xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy những hành vi được nêu trên sẽ có mức xứ phạt như thế nào?

Theo quy định của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong các lĩnh vực như sau:

Áp dụng phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng khi vi phạm một trong những hành vi sau:

  • Quảng cáo về sản phẩm thuốc lá
  • Cấm quảng cáo rượu bia có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên
  • Đối với các sản phẩm thay thế từ sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi,  dưới 6 tháng tuổi đối với sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ, những dụng cụ như bình bú, núm vú ngậm nhân tạo.
  • Đối với thuốc kê, thuốc không kê đơn nhưng được sự cho phép của cơ quan theo quy định hạn chế sử dụng và dưới sự giám sát của thầy thuốc.
  • Quảng cáo chứa các nội dung về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm khác.

Áp dụng phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau:

  • Khi quảng cáo chứa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định
  •  Các sản phẩm có tính kích dục
  •  Các vũ khí như: súng săn, đạn, vũ khí thể thao, sản phẩm kích thích bạo lực

Áp dụng phạt tiền từ mức 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau:

  •  Quảng cáo bị cấm thường chứa những hình ảnh, phát ngôn, chữ viết của một cá nhân mà chưa được sự đồng ý của cá nhân đó, trừ trường hợp đã được pháp Luật cho phép.
  •  Quảng cáo bị cấm khi có những vi phạm pháp luật đến sở hữu trí tuệ.

Áp dụng phạt tiền từ mức 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với những hành vi sau:

  •  Quảng cáo gây xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm đến cá nhân và tổ chức
  • Quảng cáo khi sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp như: về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc cùng loại của tổ chức hay kể cả cá nhân khác.
  • Quảng cáo bị cấm nếu mang tính giáo dục trẻ như: tạo ra suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục đối với trẻ em. Do đó gây ảnh hưởng và tổn hại xấu đến sức khỏe, an toàn, sự phát triển bình thường của trẻ em.
  • Quảng cáo bị cấm khi mang tính đi ngược với tuyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, đất nước Việt Nam.

Áp dụng phạt tiền từ mức 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với các hành vi sau:

  • Các quảng cáo sai sự thật và  không đúng quy cách. Đặc biệt về chất lượng, nhãn hiệu,... chỉ dẫn địa lý, phương thức kinh doanh, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ. Trừ các trường hợp được nêu tại quy định tại Khoản 3 Điều 68,  Khoản 3 Điều 69,  Điều 72, 75 và 78.
  • Quảng cáo gây nhầm lẫn, lừa dối đối với công chúng đặc biệt là về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo  hoặc lừa dối, nhầm lẫn, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, Trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 68,  Điều 69.
  • Đối với quảng cáo mang tính gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiếp nhận quảng cáo.
  • Sử dụng hình ảnh quảng cáo chứa ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia.
  • Quảng cáo bị cấm nếu sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.

Áp dụng phạt tiền từ mức 70 triệu dồng đến 90 triệu đồng đối với các trường hợp được nêu sau:

  • Nội dung quảng cáo chứa những tiết lộ, bí mật Nhà nước
  • Những hình ảnh mang tính bôi nhọa, ảnh hưởng xấu đến tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ. Trừ các trường hợp được quy định Điểm b Khoản 2 Điều 63.
  • Những hình ảnh làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tôn nghiêm của các anh hùng dân tộc, lãnh tụ của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trừ các trường hợp quy định Điểm b Khoản 2 Điều 63.

Biện pháp khắc phục hậu quả với quảng cáo bị cấm

Khi quảng cáo bị cấm bạn cần phải làm gì? Những biện pháp nào hữu hiệu để đưa hoạt động quảng cáo của bạn trở lại bình thường?

Bạn phải buộc tháo gỡ, hoặc xóa quảng cáo bị cấm khi đã vi phạm một trong những điều khoản đã được quy định tại các khoản 1,2,3,4,5,6

Bên cạnh đó nếu trong trường hợp nội dung quảng cáo bị cấm chứa nhiều thông tin vi phạm thì cá nhân, tổ chức cần xem xét. Buộc phải xin lỗi trước tổ chức, cá nhân đối với các hành vi đã quy định tại Điều a Khoản 4

Đồng thời đối với quảng cáo bị cấm cần buộc phải cải chính thông tin, điều đó đã được quy định tại Điểm a và b tại Khoản 5.

Những lưu ý khi làm quảng cáo

Quảng cáo là một trong những phương tiện mang lại hiệu quả truyền thông cao chô công ty. Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều nội dụng, hành vi dễ làm quảng cáo bị cấm. Vì vậy, để tránh tình trạng quảng cáo bị cấm thì bất kỳ cà nhân, tổ chức nào khi quảng cáo cũng phải nắm những lưu ý sau:

Khi quảng cáo cần xem xét kỹ nội dụng, đối tượng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa,...có phù hợp với quy định đã được nêu taiij Điều 7 của Luật Quảng cáo hay chưa.

Cần xem xét những hành vi tiêu cực được quy định tại Điều 8 của Luật Quảng cáo để tráng tình trạng quảng cáo bị cấm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
ativador office 2021
Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.68069 sec| 1051.172 kb