Quy định lãi suất của Công ty tài chính như thế nào?

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Bộ luật dân sự 2015.

Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

NỘI DUNG TƯ VẤN:

Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính thì:

Công ty tài chính tổng hợp là công ty tài chính được thực hiện các hoạt động quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị định này.

Công ty tài chính chuyên ngành gồm công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).

Công ty tài chính bao thanh toán là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực bao thanh toán theo quy định của Nghị định này.

Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng theo quy định của Nghị định này.

Do vậy, mức lãi suất hợp pháp giữa bên cho vay là Công ty tài chính với khách hàng là bên vay thì sẽ các bên có thể thỏa thuận lãi suất cho vay nhưng phải tuân thủ các quy định nêu trên.

Khi vay tiêu dùng tại Công ty tài chính cần lưu ý?

tại Điều 9 của Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về lãi suất cho vay tiêu dùng như sau:

Một 

lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Hai 

Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Ba

trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 7 Thông tư 43 về khung lãi suất, trong đó nêu cụ thể các yếu tố, nguyên tắc cơ bản xác định khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các yếu tố về chi phí vốn, chi phí rủi ro, lợi nhuận trên vốn, lãi suất thị trường và bảo đảm bù đắp được các chi phí, rủi ro liên quan, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và sự phát triển của công ty tài chính.

Như vậy, hiện nay không có trần lãi suất cho vay tiêu dùng tại các Công ty tài chính mà là Công ty tài chính đưa ra mức lãi suất cho vay cụ thể và báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước, nếu Ngân hàng Nhà nước không phản đối thì Công ty tài chính được quyền áp dụng (mức lãi suất này có thể cao hơn 20%/năm).

Lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ?

Về lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ, Điều 357 BLDS năm 2015 quy định như sau: “1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. 2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất?

Khoản 4 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã sửa đổi, bổ sung) (Luật các TCTD) quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng: “Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng”.

Khoản 1, Khoản 2 Điều 91 Luật các TCTD quy định: “1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; 2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ vào các quy định pháp luật trích dẫn, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Mức lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tối đa là bao nhiêu?

Tại Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, có quy định:

Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Và Quyết định 2868/QĐ-NHNN mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.