Theo Định Nghĩa tại Điều 49 nghị định 43 hộ kinh doanh thực chất cũng là một loại hình doanh nghiệp và vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ nhưng phạm vi kinh doanh chỉ nhỏ hẹp trong huyện, quận. Số lượng lao động hộ kinh doanh được sử dụng không quá 10 người và khi thay đổi quy mô Kinh Doanh ví dụ có trên 10 lao động thì phải đăng ký để thành lập doanh nghiệp. Cá nhân đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại UBND cấp Quận, Huyện.
Hộ kinh doanh có đặc điểm: không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình, chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm, được phép sử dụng không quá 10 lao động.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì: "Điều 73. Đặt tên hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây: a) Loại hình “Hộ kinh doanh”; b) Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. 2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. 3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. 4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện".
Như vậy, hộ kinh doanh có tên gọi riêng, tên hộ kinh doanh sẽ bao gồm hai thành tố đó là: hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh. Việc đặt tên hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh và không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm