Hiện nay, tên thương mại được coi là một tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam và các quốc gia đều rất coi trọng những giá trị mà tên thương mại cho công ty và có những biện pháp bảo vệ.Vậy tên thương mại được bảo hộ bao lâu? Bài viết chia sẻ những quy định cơ bản về tên thương mại theo pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Trên thế giới, tên thương mại chưa có một định nghĩa chung dưới góc độ pháp lý tại các Điều ước quốc tế. Công ước Paris (1883) về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đang là văn kiện pháp lý quốc tế duy nhất nhắc tới tên thương mại. Cụ thể, Công ước quy định, thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên minh. Tên thương mại không phải bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, mặc dù có hay không thuộc một phần của hàng hóa.
Trong khi đó, Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019) quy định:
Tên thương mại là:
Như vậy, qua điều luật, ta hiểu chủ sở hữu đối với tên thương mại là tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh.
Xem thêm thông tin liên quan tại: quyền sở hữu công nghiệp là gì? để có cái nhìn tổng quan hơn!
Hiện nay, để có thể bảo hộ, cần đáp ứng một số điều kiện. Cụ thể, các điều kiện này được quy định tại Mục 5 Chương VII Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019). Bao gồm:
Thứ nhất, điều kiện chung tại Điều 76.
Theo đó, tên thương mại đó phải có khả năng phân biệt. Cụ thể, tên đó khác với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng ngành nghề, lĩnh vực, khu vực kinh doanh mà chủ sở hữu đang hoạt động. Điều này giúp người tiêu dùng, khách hàng có thể nhận diện và xác định một cách rõ ràng.
Thứ hai, điều kiện về đối tượng không được bảo hộ dưới tên thương mại.
Quy định này được ghi nhận tại Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019. Theo điều luật, những chủ thể sau đây không được bảo hộ dưới tên thương mại:
Bởi hoạt động của các cơ quan trên là hoạt động đặc thù, quan trọng. Đồng thời, các tổ chức như tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; .. có vị trí đặc biệt trong xã hội. Đồng thời, những hoạt động đó hầu hết không nhằm đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Mục đích chính của các tổ chức này nhằm hướng đến hoạt động phục vụ công đồng, người dân. Do đó, không có hoạt động kinh doanh, thương mại nào để bảo hộ tại các cơ quan, tổ chức này.
Thứ ba, đáp ứng khả năng phân biệt của tên thương mại
Các điều kiện về khả năng phân biệt được quy định rõ ràng tại Điều 78. Cụ thể như sau:
Các điều kiện trên đưa ra là nhằm đảm bảo các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng, cơ quan Nhà nước không bị nhầm lẫn trong quá trình hoạt động. Người tiêu dùng vẫn có thể sử dụng đúng sản phẩm, dịch vụ. Còn cơ quan Nhà nước vẫn thực hiện quản lý một cách hiệu quả, rõ ràng, đúng đối tượng.
Về cơ bản, thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại có khả năng tự động bảo hộ nếu đáp ứng các tiêu chí trên. Cơ sở của điều này là bởi quyền đối với tên thương mại được xây dựng trên cơ sở sử dụng hợp pháp của chủ thể xác lập trên khu vực, lãnh thổ đăng ký kinh doanh. Do đó, cũng không có quy định pháp luật cụ thể về đăng ký bảo hộ.
Tuy nhiên, có một số cách đăng ký bảo hộ tên thương mại như:
Chứng minh việc sử dụng tên thương mại hợp pháp: Doanh nghiệp, cá nhân chứng minh bằng cách sử dụng các danh xưng của tên thương mại trong các hoạt động kinh doanh, với cơ quan nhà nước.
Đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu: Doanh nghiệp có thể lựa chọn tên riêng của tên thương mại để đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu. Khi đó, tên thương mại cũng sẽ được bảo hộ.
Có thể bạn quan tâm đến vấn đề bảo hộ Bí mật kinh doanh
Hiện nay, thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại được chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên, có thể xét trong trường hợp các văn bằng tương tự. Cụ thể, nếu đăng ký bảo hộ tên thương mại dưới dạng tên nhãn hiệu, thời hạn bảo hộ sẽ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn (Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019). Trong khi đó, nếu tên nhãn hiệu dưới dạng chỉ dẫn địa lý, thì tên thương mại sẽ có hiệu lực bảo hộ vô thời hạn.
Mời bạn truy cập vào Sở hữu trí tuệ để xem thêm các bài viết hữu ích cùng chủ đề này!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm