Doanh nghiệp khi tổ chức cho người lao động làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ một năm khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, bao gồm:
Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
Khi tổ chức làm thêm giờ, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp không thông báo, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Doanh nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp trên tiến hành thông báo về việc tổ chức làm thêm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ gửi đi bao gồm:
Công văn thông báo làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Văn bản thỏa thuận của người lao động làm thêm giờ.
Phương án làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, doanh nghiệp phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm