Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng.
Ngân hàng: loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định về ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp và những quy định khác của pháp luật.
Đối tượng kinh doanh: tiền tệ và giấy tờ có giá
Hoạt động kinh doanh đặc thù:
Huy động vốn: nhận tiền gửi, vay vốn ngân hàng nhà nước
Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán
Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng
Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể tham gia quản lý là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ, yêu cầu vốn theo quy định và nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Căn cứ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi với các hình thức sau:
Nhận tiền gửi của tổ chức.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu, để huy động vốn của tổ chức
Quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi dưới các hình thức:
Nhận tiền gửi của thành viên.
Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước…
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm