Với quá trình phát triển nhanh chóng về kinh tế và xã hội hiện nay chúng ta chẳng xa lạ gì với trọng tài thương mại quốc tế. Trong bài viết dưới đây tôi sẽ cũng cấp một số thông tin nhằm giải đáp “Trọng tài thương mại quốc tế là gì?” cũng như cùng chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của trọng tài thương mại quốc tế.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Trọng tài thương mại quốc tế là trọng tài xét xử các tranh chấp trong thương mại quốc tế, nói một cách dễ hiểu thì là trọng tài thương mại mang tính chất quốc tế, tổ chức trọng tài mang tính chất quốc tế nó thể hiện một trong ba dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Các bên tham gia thỏa thuận trọng tài, tại thời điểm kí kết thỏa thuận trọng tài đó, có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.
Thứ hai: Một trong những địa điểm sau đây được đặt ở ngoài quốc gia nơi các bên có trụ sở kinh doanh: nơi tiến hành trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thỏa thuận trọng tài; nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mại được thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất.
Thứ ba: Các bên đã thỏa thuận rõ rằng vấn đề chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan đến nhiều nước.
(Điều 1(3) Luật mẫu của UNCITRAL 1985 về trọng tài thương mại quốc tế)
Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam không có khái niệm cũng như giải thích rõ thế nào là trọng tài thương mại quốc tế, tuy nhiên, trong Luật trọng tài thương mại 2010 tại các Điều 10 và 14 đã có những quy định áp dụng riêng đối với trọng tài giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài cụ thể như sau:
Khoản 2 – Điều 10 – Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về ngôn ngữ:
“ Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.”
Khoản 2, 3 – Điều 14 – Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định:
“ 2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, chúng ta cũng có thể nói trọng tài thương mại quốc tế là một phương thức giải quyết tranh chấp mà sự bắt đầu của nó dựa trên sự thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp nhằm giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài (yếu tố quốc tế) bởi một hội đồng trọng tài bao gồm một hoặc một số lẻ các trọng tài viên, trên cơ sở trình tự thủ tục do các bên tranh chấp thỏa thuận chọn ra.
Trọng tài không phải có thẩm quyền đương nhiên giải quyết các vụ việc tranh chấp mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên thỏa thuận và chỉ định. Để trọng tài thương mại quốc tế có thẩm quyền giải quyết, các bên cần lập một thỏa thuận trọng tài. Dựa theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010, thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Sau khi lập thỏa thuận, trọng tài thương mại quốc tế sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên chủ thể trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị một trong các bên hủy bỏ. Như vậy, thỏa thuận giữa các bên là căn cứ để xác lập thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế.
Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
(i) Là cơ sở để trọng tài thương mại quốc tế giải quyết các tranh chấp phát sinh
(ii) Thỏa thuận trọng tài loại bỏ thẩm quyền của tòa án. Pháp luật Việt Nam ghi nhận, khi các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì tòa án sẽ không có thẩm quyền giải quyết nữa
Tuy nhiên, cơ quan trọng tài thương mại và tòa án là hai cơ quan bổ trợ cho nhau khi giải quyết tranh chấp. Tòa án có thẩm quyền:
(i) Chỉ định trọng tài viên;
(ii) Thay đổi trọng tài viên;
(iii) Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời;
(iv) Hủy bỏ phán quyết trọng tài.
Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế không mang tính đương nhiên, sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trọng tài. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi phạm vi tranh chấp: hạn chế xét xử trong một số quan hệ thương mại, hoặc các tranh chấp phát sinh trong hôn nhân, gia đình, thừa kế ...
Thỏa thuận trọng tài có một số hình thức sau:
Trọng tài thường trực: được quản lý bởi 1 tổ chức trọng tài nhất định và tuân theo các nguyên tắc trọng tài của tổ chức đó. Mỗi vụ tranh chấp bằng trọng tài có bộ nguyên tắc trọng tài riêng, các bên tranh chấp không phải xây dựng thủ tục riêng.
Trọng tài vụ việc: do các bên tham gia trọng tài xây dựng lên.
Ngoài việc giải đáp “Trọng tài thương mại quốc tế là gì?”, chúng tôi xin làm rõ ưu, nhược điểm khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế.
Ưu điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế
Thứ nhất: Thời gian giải quyết nhanh chóng: đối với tất cả chúng ta thời gian vô cùng quy giá chẳng vì vậy mà thời gian được so sánh với vàng, đối với nhưng doanh nhân thời gian còn quan trọng hơn rất nhiều bất cứ sự trì hoãn kéo dài nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của họ thì giải quyết bằng phương thức trọng tài luôn là lựa chọn giải quyết được những vấn đề về thời gian do Tòa án là hệ thống được tổ chức theo các cấp xét xử và thủ tục tư pháp phức tạp.
Thứ hai: Giải quyết một cách trung lập nhất: phương pháp trọng tài sẽ giúp cho các bên tranh chấp tự do và bình đẳng để lựac chọn địa điểm xét sử trọng tài, ngôn ngữ sử dụng,.. sẽ không có bất kì định kiến hay sự thiên vị nào xuất hiện.
Thứ ba: Mang lại sự bảo mật cao: những tranh chấp thương mại luôn là những rắc rối ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp liên quan tới bí mật thương mại, các mặt tiêu cực của hàng hóa, chất lượng sản phẩm,… Hội đồng trọng tài được thành lập để xét xử tranh chấp theo cách thức xét xử kín tách rời khỏi sự chú ý của dư luận.
Thứ tư: Phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế là chung thẩm: đa số các phán quyết của trọng tài đều được thi hành với sự trợ giúp của nhà nước trừ trường hợp phán quyết bị hủy bởi tòa án do vi phạm các thủ tục tố tụng trọng tài. Vì có tính chung thẩm nó buộc các bên phải thi hành.
Nhược điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế
Hiện nay, nhược điểm lớn nhất mà việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế đang gặp phải đó là do được xây dựng và đề cao sự thỏa thuận cũng như thiện chí của các bên nên giải quyết bằng trọng tài thương mại quốc tế đang gặp phải là một khi sự thiện chí của các bên không còn việc giải quyết bằng phương pháp trọng tài rất khó được thực hiện cũng như thi hành.
Vậy nên xử lý tranh chấp bằng hình thức trọng tài hay tòa án? Bạn tham khảo bài viết sau: So sánh trọng tài thương mại và tòa án
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm