Việc tạo dựng mà phát triển một thương hiệu mới trên thị trường sẽ làm tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền của để gây dựng một thương hiệu có chỗ đứng, được nhiều người biết tới. Chính vì thế, một hình thức rất được nhiều người lựa chọn đó là nhượng quyền kinh doanh từ những thương hiệu đã có sẵn. Nhượng quyền cho phép chủ đầu tư kiếm tiền nhanh chóng ngay từ những thương hiệu đã được xây dựng sẵn từ trước của người khác. Bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu được nhượng quyền kinh doanh là gì và những hình thức nhượng quyền phổ biến hiện nay.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Nó còn được gọi là Franchise, bản chất của nó có thể hiểu đơn giản là một giao dịch mà trong đó bên nhượng cho phép bên mua (một cá nhân, tổ chức nào đó) kinh doanh sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước của mình.
Đổi lại, bên mua sẽ phải trả một số tiền nhất định hoặc một phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm cho bên nhượng quyền.
Nhìn chung, các điều kiện trao đổi sẽ tùy theo thỏa thuận của hai bên dựa trên tình hình thực tế và được ghi nhận trong hợp đồng nhượng quyền.
Bạn có thể tham khảo thêm quy định chung về nhượng quyền kinh doanh tại đây!Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Với mô hình nhượng quyền này, bên bán và bên mua sẽ nhượng quyền ít nhất 4 loại tài sản sau:
Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh ở mô hình này có thể lên tới 30 năm. Bên mua sẽ phải trả các loại phí như:
Nhượng quyền (Franchise) không toàn diện
Các trường hợp Franchise theo mô hình không toàn diện thường sẽ chỉ được nhượng quyền một trong số các loại tài sản sau đây:
(i) Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên nhận quyền không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tập trung vào khâu phân phối ra thị trường.
(ii) Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị: Bên bán cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua.
(iii) Nhượng quyền theo kiểu dùng chung tên hiệu: Loại hình này thường xuất hiện ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn cao, các loại tư vấn kinh doanh, pháp lý.
(iv) Cấp phép sử dụng thương hiệu: Hình thức này nhượng quyền sử dụng thương hiệu, cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch.
Nhượng quyền có đầu tư vốn
Mô hình nhượng quyền này được hiểu đơn giản là việc người bán tham gia góp vốn vào cơ sở nhượng quyền.
Bằng cách này, người bán có thể tham gia sâu hơn vào công việc kinh doanh của bên mua.
Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý
Mô hình nhượng quyền này đặc biệt so với các mô hình trên bởi bên nhượng quyền sẽ cung cấp cả quản lý và bộ phận điều hành cho bên mua.
Nó phù hợp với những bên bán có nhu cầu quản lý chất lượng chuỗi nhượng quyền thương hiệu. Điển hình có chuỗi khách sạn Marriott đã và đang áp dụng mô hình nhượng quyền kinh doanh này.
Xem thêm: Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam cần lưu ý điều gì? Danh mục tư vấn pháp luật - Công ty Luật TNHH Everest
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm