Cổ phần: là phần vốn nhỏ nhất của công ty hay nói cách khác đi vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ phiếu: của công ty cổ phần là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ để xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Chuyển nhượng cổ phần: là hành vi làm thay đổi ( mua bán, biếu tặng, thừa kế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ.
Trong công ty cổ phần có thể tồn tại hai loại cổ phần:
Cổ phần phổ thông: là cổ phần chỉ hưởng lãi hoặc chịu lỗ dựa trên kết quả hoạt động của công ty.
Cổ phần ưu đãi: là cổ phần có một đặc quyền nào đó. Cổ phần ưu đãi chia thành các loại như sau:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Nhiều hơn bao nhiêu lần do điều lệ công ty quy định.
Cổ phần ưu đãi cổ tức: là loại cổ phần được trả cổ tức (tiền lãi) với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.Cổ tức được chia có hai loại: cổ tức cố định và cổ tức thưởng.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần sẽ được công ty hoàn vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Đối với cổ phần thường:
Theo khoản 5 Điều 81 Luật doanh nghiệp, cổ phần thường được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau:
Theo khoản 5 Điều 84, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Nguyên nhân có qui định trên vì đây là qui định nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các cổ đông sáng lập ra công ty không được tự ý bỏ công ty được. Đây chính là một qui định mang tính ràng buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với người mua nhằm tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo.
Đối với cổ phần ưu đãi:
Qui định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi phụ thuộc vào điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo khoản 3 điều 87 Luật Doanh nghiệp, chỉ có các Tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết; đây là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một số cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty qui định; cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Sau 3 năm kể từ ngày cấp giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng như cổ phần phổ thông được phát hành trước đó. Việc cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết nhằm đảm bảo cho những thành viên sáng lập có thể duy trì được ý tưởng kinh doanh ban đầu của mình, tránh cho công ty mất tính ổn định trong những năm đầu thành lập.
Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác: Không bị điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp nên tùy từng điều lệ của công ty qui định những điều kiện để được chuyển nhượng khác nhau.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm