Dự án đầu tư chỉ tập hợp những đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc bỏ vốn dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên một hoặc các địa bàn cụ thể. Vậy hiểu như thế nào về dự án đầu tư, đặc điểm của dự án đầu tư là gì? Phân loại dự án đầu tư cụ thể được chia như thế nào? Tìm hiểu ngay
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại - gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì có thể hiểu dự án đầu tư là chỉ tập hợp những đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc bỏ vốn dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên một hoặc các địa bàn cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được chủ thể đầu tư kinh doanh thực hiện đầu tư kinh doanh. Theo quy định của luật đầu tư hiện hành dự án đầu tư chia thành các trường hợp dự án đầu tư mở rộng/dự án đầu tư mới/dự án đầu tư khởi nghiệp.
Dự án đầu tư mở rộng có thể hiểu là dự án đầu tư phát triển dự án đang diễn ra, đang hoạt động. Việc dự án mở rộng là dự án với mục đích mở rộng quy mô hoạt động của dự án, nâng cao công suất của dự án, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường của dự án đang thực hiện. Dự án đầu tư mới là chỉ những dự án được thực hiện lần đầu hoặc dự án độc lập với các dự án đang hoạt động của chủ thể đăng ký đầu tư kinh doanh. Cuối cùng là dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là những dự dự án thực hiện ý tưởng trên những cơ sở từ việc khai thác các tài sản trí tuệ/tài sản công nghệ, mô hình kinh doanh mới và những dự án có khả năng tăng trưởng nhanh.
Về mặt nội dung thì dự án chính là một trong các tập hợp các hoạt động liên quan với nhau về một kế hoạch cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra những kết quả cụ thể đã được xác định trong thời gian nhất định thông qua hoạt động sử dụng nguồn lực như tài chính, nhân công…
Có thể bạn quan tâm: 5 giai đoạn của dự án đầu tưĐặc điểm đầu tiên của dự án đầu tư là việc xây dựng một dự án có thể áp dụng với nguồn vốn ngắn hạn/dài hạn. Và dù thời gian thực hiện có ngắn hạn hay dài hạn thì cũng đều thể hiện một khoảng thời gian xác định theo một cách hữu hạn. Cụ thể:
(i) Thời hạn tiến hành đầu tư kinh doanh của dự án trong khu vực kinh tế không vượt quá 70 năm;
(ii) Thời hạn hoạt động của một dự án nằm ngoài khu vực kinh tế thì không được vượt quá 50 năm.
Đặc điểm thứ hai của một dự án là luôn xác định được mục tiêu, kết quả muốn đạt được một cách rõ ràng. Ví dụ trong lĩnh vực xây dựng thì một dự án xây dựng cần phải xác định thời gian thực hiện dự án là bao lâu, các loại chi phí ước tính để thực hiện dự án, mục tiêu xây dựng dự án được thể hiện một cách rõ ràng. Mục tiêu đầu tư của một dự án là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong đề xuất của dự án. Vì vậy cần xét duyệt dự án thì bên cạnh mục tiêu xây dựng thì đề xuất dự án còn thể hiện các yếu tố như tài chính, nhân lực…
Đặc điểm thứ ba, dự án đầu tư có thể thực hiện giao dịch chuyển nhượng. Theo quy định tại Điều 46, Luật đầu tư 2020 thì dự án có thể thực hiện chuyển nhượng trong một số trường hợp nhất định. Bao gồm:
(i) Không thuộc trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động;
(ii) Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì cần đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
(iii) Thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong những trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn liền với hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
(iv) Đáp ứng các điều kiện theo quy định về pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
(v) Điều kiện thuộc quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật liên quan(nếu có);
(vi) Khi thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư thì ngoài việc thực hiện theo quy định pháp luật thì đối với doanh nghiệp nhà nước cần có trách nhiệm thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào việc hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi tiến hành thực hiện việc điều chỉnh dự án.
Xem thêm về: luật thương mạiĐối với việc phân loại dự án theo tiêu chí là công năng phục vụ của dự án/tính chất chuyên ngành/mục đích quản lý của công trình thuộc dự án thì dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo Phụ lục số IX Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021;
Đối với trường hợp phân loại dự án dựa trên nguồn vốn đã sử dụng, các hình thức đầu tư thì dự án được phân loại như sau:
(i) Dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công;
(ii) Những dự án sử dụng nguồn vốn từ nhà nước ngoài đầu tư công;
(iii) Các dự án PPP;
(iv) Dự án sử dụng các nguồn vốn khác.
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trên được phân loại để quản lý theo các quy định tại pháp luật cụ thể như sau: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì sẽ được quản lý theo quy định đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài nhà đầu tư. Trường hợp còn lại sẽ được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác.
Tham khảo thêm về: dự án đầu tư công
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm