Đầu tư nước ngoài là việc các chủ thể của một quốc gia đưa vốn vào một quốc gia khác dưới nhiều hình thức để tiến hành các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Vậy đặc điểm của hoạt động đầu tư nước ngoài là gì? Hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định cụ thể như thế nào theo quy định pháp luật? Vậy những loại dự án nào được phép đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại - gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Đầu tư nước ngoài là chỉ hoạt động của các chủ thể đầu tư(tổ chức/cá nhân) của một quốc gia đưa nguồn vốn của chủ thể vào một quốc gia khác dưới nhiều hình thức khác nhau để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận.
Theo quy định pháp luật tại khoản 13, Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài là chỉ việc các nhà đầu tư của Việt Nam thực hiện chuyển nguồn vốn và đưa vốn từ Việt Nam ra nước ngoài nhằm mục đích sử dụng cho hoạt động đầu tư kinh doanh và thu lại lợi nhuận từ nguồn vốn này từ việc đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.
Mục đích của hoạt động đầu tư ra nước ngoài là mở rộng việc hợp tác kinh doanh với các chủ thể ở nước ngoài. Tận dụng việc sử dụng vốn, công nghệ hiện đại tiên tiến và kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài để thực hiện việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của Việt Nam một cách hiệu quả.
Vậy chủ thể muốn đầu tư ra nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện như thế nào? Cụ thể bao gồm:
(i) Chủ thể đầu tư nước ngoài(tổ chức/cá nhân) thực hiện việc đầu tư thuộc những ngành nghề khác nhau thì phải đáp ứng các điều kiện đầu tư liên quan đến các ngành/nghề cụ thể.
(ii) Chủ thể đầu tư nước ngoài(tổ chức/cá nhân) thuộc những đối tượng áp dụng các điều ước quốc tế về đầu tư có những quy định khác nhau về điều kiện đầu tư thì được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư thể hiện tại một trong những điều ước đó; nếu đã đưa ra quyết định lựa chọn điều ước quốc tế thì chủ thể nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó;
(iii) Chủ thể đầu tư nước ngoài(tổ chức/cá nhân) thuộc những vùng lãnh thổ không phải là thành viên của tổ chức WTO thì nếu đầu tư tại Việt Nam sẽ được áp dụng điều kiện đầu tư giống như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác;
(iv) Đối với những ngành/dịch vụ chưa có cam kết hoặc thuộc trường hợp không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và các điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;
(v) Đối với trường hợp chủ thể đầu tư nước ngoài(tổ chức/cá nhân) đã được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành, phân ngành dịch vụ quy định này và các ngành, phân ngành dịch vụ này đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo quy định, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.
Xem thêm về: luật thương mạiDựa trên khái niệm về đầu tư nước ngoài có thể thấy đặc điểm của hoạt động đầu tư ra nước ngoài bao gồm các đặc điểm như sau:
Đặc điểm đầu tiên các chủ thể đầu tư (tổ chức/cá nhân) phải thực hiện việc đóng góp một lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng quốc gia dự định đầu tư. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định chủ thể đầu tư nước ngoài (tổ chức/cá nhân) phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án đầu tư.
Đặc điểm thứ hai cần nói đến là sự phân chia quyền của quản lý các doanh nghiệp. Đặc điểm này mang tính phụ thuộc vào mức độ đóng góp vốn từ các chủ thể. Ví dụ trong trường hợp đóng góp 10% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ thể đầu tư nước ngoài (tổ chức/cá nhân) điều hành và quản lý.
Đặc điểm thứ ba chính là lợi nhuận thu được của các chủ thể đầu tư phụ thuộc vào những kết quả trong hoạt động kinh doanh và sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn của các chủ thể sau khi đã nộp thuế và trả lợi tức cổ phần đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm: đầu tư ra nước ngoàiTheo quy định của Luật đầu tư năm năm 2020 thi các hình thức đầu tư ra nước ngoài được áp dụng như các hình thức đầu tư trong nước bao gồm:
(i) Hoạt động đầu tư thành lập tổ chức kinh tế phù hợp với quy định của quốc gia sở tại;
(ii) Thực hiện đầu tư góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp phù hợp với quy định của quốc gia sở tại;
(iii) Thực hiện đầu tư theo hình thức lập dự án đầu tư.
Dựa vào tiêu chí số vốn góp vào dự án đầu tư, chủ thể đầu tư ra nước ngoài (tổ chức/cá nhân) được chia thành các loại như sau:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm