Giấy phép đầu tư ra nước ngoài là văn bản thể hiện việc nhà nước Việt Nam cho phép chủ thể trong nước dùng nguồn vốn trong nước đưa ra nước ngoài để thực hiện đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Vậy làm thế nào để có thể được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài? Hãy đọc bài viết này để được giải đáp về vấn đề trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại - gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Giấy phép đầu tư ra nước ngoài là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ thể đầu tư thực hiện chuyển nguồn vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, tìm kiếm và sử dụng lợi nhuận có được từ những nguồn vốn đầu tư này để tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài. Những chủ thể đầu tư đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài do pháp luật quy định sẽ được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
Có thể bạn quan tâm: đầu tư nước ngoài là gìĐể được cấp giấy phép đầu tư hoạt động đầu tư ra nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện như sau:
(i) Điều kiện đầu tiên để được cấp giấy phép là: hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài.phải chính xác là phù hợp với nguyên tắc chung quy định tại điều 51 Luật đầu tư năm 2020;
(ii) Điều kiện thứ hai việc đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề, lĩnh vực cấm đầu tư kinh doanh. Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 và cụ thể tại phụ lục của luật đầu tư. Ví dụ như ngành nghề buôn bán ma túy, kinh doanh pháo nổ, dịch vụ đòi nợ…
(iii) Điều kiện thứ ba là chủ thể đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
(iv) Điều kiện thứ tư là cần có quyết định đầu tư ra nước ngoài. Quyết định đầu tư ra nước ngoài có nội dung cụ thể theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư năm 2020;
(v) Điều kiện cuối cùng là phải có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Xem thêm về: luật thương mạiTheo quy định hiện hành thì thẩm quyền được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài thuộc về Bộ Kế hoạch và đầu tư
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ thể đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
(i) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
(ii) Đối với chủ thể đầu tư là cá nhân: chuẩn bị bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng hoặc giấy tờ khác theo quy định pháp luật;
(iii) Đối với chủ thể đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập/tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức. Ví dụ giấy tờ khác như: Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập tổ chức đơn vị;
(viii) Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
(vii) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị xong thì tiến hành nộp lên cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đầu tư ra nước ngoài(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư đầy đủ và hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước thẩm quyền có liên quan.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ đầu tư ra nước ngoài
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư đầy đủ và hợp lệ, cơ quan được lấy ý kiến phải đưa ra ý kiến thẩm định, trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).
Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài
Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định pháp luật và nội dung phù hợp với thực tế của hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì chủ thể đầu tư sẽ được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài.
Xem thêm về: đầu tư ra nước ngoài
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm