Chủ thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Chủ thể mua trái phiếu
Đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Đối tượng chủ yếu là ngân hàng thương mại hoặc quỹ đầu tư, công ty chứng khoán là 3 đối tượng mà mua trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất.
Thứ nhất, Khi ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư có nguồn vốn dồi dào từ các hoạt động như gửi tiền,…thì để lưu thông nguồn vốn đó vào thị trường làm tăng giá trị của dòng tiền đó lên thì ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư có thể mua trái phiếu là doanh nghiệp phát hành.
Thứ hai, việc công ty chứng khoán mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ là trung gian, tham gia mua trên sơ cấp để bán lại trên thứ cấp chứ không phải là người mua cuối cùng
Ngoài ra có những đối tượng như cá nhân, doanh nghiệp khác…
Tồn tại hầu hết các loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến trên thế giới, gồm: Trái phiếu không chuyển đổi, Trái phiếu có thể chuyển đổi, Trái phiếu kèm chứng quyền; Trái phiếu có bảo đảm, Trái phiếu không có bảo đảm; Trái phiếu có thể mua lại trước hạn, Trái phiếu có thể bán lại trước hạn; Trái phiếu có lãi suất cố định, Trái phiếu có lãi suất thả nổi, Trái phiếu có định mức tín nhiệm hoặc không. Trái phiếu không trả lãi định kỳ ít được phát hành.
Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp có thể được thực hiện qua các hình thức khớp lệnh (Single dealer) và thỏa thuận (Inter-dealer và Multi-dealer). Tuy nhiên, vì giao dịch trái phiếu thường là những giao dịch có giá trị lớn, do đó, trên thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, giao dịch trên thị trường thứ cấp phần lớn được giao dịch qua hình thức thỏa thuận (inter-dealer và multi-dealer) để các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về giá cả và khối lượng của trái phiếu. Giao dịch khớp lệnh tuy vẫn được thực hiện nhưng khối lượng giao dịch thường khá thấp.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:
Đấu thầu phát hành trái phiếu;
Bảo lãnh phát hành trái phiếu;
Đại lý phát hành trái phiếu;
Bán trực tiếp cho nhà đầu tư.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định phương thức phát hành . Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức bảo lãnh.
Bên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Được doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và bảo đảm việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi phát hành.
Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại, thừa kế, chiết khấu và sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.
Bên bán trái phiếu doanh nghiệp
Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hay Chủ sở hữu công ty thông qua.
Có cam kết, thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và điều kiện khác
Đối với bên đầu tư trái phiếu: việc mua trái phiếu là một công cụ an toàn nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân bổ dòng tiền và giảm thiểu rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định.
Bên cạnh đó, tuy trái phiếu thì không mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư nhưng mức độ rủi ro ít hơn nhiều so với cổ phiếu thu nhập cụ cổ phiếu là tiền lãi và đây là khoản thu nhập cố định mà không phụ thuộc và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành..Khi doanh nghiệp bị phá sản thì nhà đầu tư sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước cổ đông.
Đối với bên bán trái phiếu: Khi các doanh nghiệp cần huy động vốn thì sẽ phát hành trái phiếu. vì vậy khi phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp đó sẽ huy động được 1 nguồn vốn để tiếp tục đầu tư hay hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng hơn quyền sở hữu trong doanh nghiệp
Trên trái phiếu bao giờ cũng có ghi một số tiền nhất định, gọi là mệnh giá của trái phiếu. Ngoài ra còn công bố lãi suất trái phiếu, là lãi suất mà trái phiếu được hưởng.
Giá phát hành là mức giá bán ra của trái phiếu ở thời điểm phát hành. Giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá mà đưa ra mức giá hợp lý theo tình hình của thị trường.
Sẽ có 03 trường hợp định giá bán ra của trái phiếu: Giá phát hành bằng mệnh giá (gọi là Ngang giá); giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu) và giá phát hành trên mệnh giá (gọi là giá gia tăng).
Biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu. Đây cũng là biện pháp để ổn định giá trên thị trường chứng khoán
Lệnh giao dịch có mức vượt quá giới hạn trên ( giá trần) hoặc giới hạn dưới ( giá sàn) bị coi là không hợp lệ và sẽ bị hệ thống giao dịch từ chối. Ngăn chặn đột biến về giá, đảm bảo tính ổn định trên thị trường chứng khoán.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm