Ngành nghề kinh doanh - Bí kíp kinh doanh ngành nghề thành công

Bởi Trần Hồng Sơn - 28/09/2021
view 53
comment-forum-solid 0

Trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải lưu ý những gì, những tiêu chí lực chọn ngành nghề sao cho phù hợp. Mức xử phạt khi kinh doanh ngành nghề pháp luật cấm như thế nào, dưới đây là thông tin chi tiết.

ngành nghề kinh doanh Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Ngành nghề kinh doanh là ngành nghề được xác lập với mục đích đầu tư thành lập phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề mà doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh, đây như là một bước định hướng quan trọng để phát triển của doanh nghiêp.

Mời bạn tham khảo bài viết ngành nghề kinh doanh siêu lợi nhuận

Những lưu ý về ngành nghề kinh doanh

Luật doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rằng doanh nghiệp được chủ động trong việc lựa chọn nghề kinh doanh cũng như có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Bên cạnh đó đối với từng loại hình kinh doanh có những yêu cầu khác nhau cần tuân thủ, những trường hợp dưới đây bạn cần tìm hiểu rõ về những điều kiện của ngành, nghề kinh doanh:

Trường hợp một, kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Trường hợp hai, ngành, nghề kinh doanh có vốn pháp định

Trường hợp ba, một số ngành nghề nhất định phải có Chứng chỉ hành nghề theo luật định

Những ngành, nghề kinh doanh cấm đầu tư kinh doanh

Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam đã quy định rõ những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh cụ thể tại Khoản 2 Điều 76 Luật đầu tư năm 2020 như sau:

Thứ nhất, Kinh doanh dịch vụ đòi nợ (quy định mới);

Thứ hai, Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I;

Thứ ba, Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II; Thứ tư, Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;

Thứ năm, Kinh doanh mại dâm;

Thứ sáu, Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người);

Thứ bảy, Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Thứ tám, Kinh doanh pháo nổ.

Để hiểu hơn về kinh doanh, ngành nghề mời bạn tham khảo Kiến thức pháp luật phải biết về kinh doanh Tại đây

Hệ thống mã ngành nghề kinh tế Việt Nam

Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định danh mục gồm có 5 cấp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, gồm:
  • Ngành cấp 1: Mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U, gồm 21 ngành.
  • Ngành cấp 2: Mã hóa bằng 2 số theo mã ngành cấp 1 tương ứng, gồm có 88 ngành.
  • Ngành cấp 3: Mã hóa bằng 3 số theo mã ngành cấp 2 tương ứng, gồm 242 ngành.
  • Ngành cấp 4: Mã hóa bằng 4 số theo mã ngành cấp 3 tương ứng, gồm 486 ngành.
  • Ngành cấp 5: Mã hóa bằng 5 số theo mã ngành cấp 4 tương ứng, gồm 734 ngành.

Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh

Có 2 cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh như sau
  • Cách 1: Tra cứu trực tiếp tại phụ lục được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
  • Cách 2: Tra cứu thủ công qua Cổng thông tin quốc gia

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà pháp luật quy định phải đáp ứng điều kiện khi kinh doanh. Điều kiện đáp ứng trong ngành nghề là vì lý do an ninh, quốc phòng, đạo đức xã hội, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

Điều kiện để kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện

kinh doanh có điều kiện Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Với một số ngành nghề cụ thể bạn cần phải tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2021 pháp luật quy định cụ thể những điều kiện kèm theo như một số hình thức về giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, ....Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phải có giấy phép kinh doanh

Thứ hai, phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Thứ ba, chứng chỉ hành nghề

Thứ tư, về vốn pháp định

Để tránh vi phạm phát luật khi đăng ký kinh doanh và thiếu đi những điều kiện luật định mời bạn xem chi tiết tại Danh sách 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ 2021

Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện

1/ Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật khác do cơ quan có thẩm quyền, hoạt động trong từng lĩnh vực nhất định ban hành. 2/ Muốn tham gia hoạt động các ngành nghề này thì chủ thể tham gia phải đáp ứng các điều kiện một số điều kiện như sau: – Có giấy phép kinh doanh – Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh – Chứng chỉ hành nghề – Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp – Giấy tờ xác nhận – Một số hình thức văn bản khác mà tổ chức, cá nhân khi tham gia ngành nghề kinh doanh có điều kiện. – Các điều kiện khác mà chủ thể phải đáp ứng khi tham gia hoạt động kinh doanh mà không thể hiện dưới hình thức văn bản. 3/ Ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ áp dụng đối với một số lĩnh vực nhất định. Hiện nay, theo quy định của pháp luật có 15 lĩnh vực bao gồm danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể: – Lĩnh vực an ninh quốc phòng; – Lĩnh vực tài chính; – Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; – Lĩnh vực xây dựng; – Lĩnh vực giáo dục và đào tạo; – Lĩnh vực Y tế; – Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; – Lĩnh vực ngân hàng; – Lĩnh vực tư pháp; – Lĩnh vực công thương; – Lĩnh vực giao thông vận tải; – Lĩnh vực thông tin và truyền thông; – Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; – Lĩnh vực khoa học và công nghệ; – Lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Hướng dẫn đăng ký ngành nghề kinh doanh công ty

Khi đăng ký thành lập công ty, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 (ngành cấp 4) trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Mức xử phạt khi kinh doanh không đúng ngành sản xuất

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối chủ thể có các hành vi vi phạm về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo giấy phép kinh doanh trong các trường hợp như sau:

Một là, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi vi phạm sau:

(i)Tẩy xóa, viết thêm, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh; (ii)Cho mượn, cho thuê, thế chấp, cầm cố, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh; (iii)Mượn, thuê, nhận thế chấp, nhận cầm cố, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.

Hai là, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi vi phạm sau:

(i) Kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh sản xuất theo đúng quy định;

(ii)Kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp đã hết hiệu lực;

(iii)Kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, các sản phẩm thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh;

(iv)Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để hoạt động kinh doanh.

Ba là, Phạt tiền từ 15.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng nếu có hành vi tiếp tục kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đỉnh chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

Bốn là, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng nếu có hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn, quy mô, địa điểm hoặc mặt hàng được ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp;

Một số câu hỏi về ngành nghề kinh doanh

Mã ngành nghề may mặc?

Dưới đây là những mã ngành nghề may mặc được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg

Mã 13: DỆT

Mã số 131: Sản xuất sợi, vải dệt thô và hoàn thiện sản phẩm dệt

Mã số nhóm 1311 - 13110: Sản xuất sợi

Mã số nhóm 1312 - 13120: Sản xuất vải dệt thoi

Mã số nhóm 1313 - 13130: Hoàn thiện sản phẩm dệt

Mã số 139: Sản xuất hàng dệt khác

Mã số nhóm 1391 - 13910: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

Mã số nhóm 1392 - 13920: Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)

Mã số nhóm 1393 - 13930: Sản xuất thảm, chăn, đệm

Mã số nhóm 1394 - 13940: Sản xuất các loại dây bện và lưới

Mã số nhóm 1399 -13990: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

Ngành nghề kinh doanh hộ cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh đơn giản bởi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản.Theo đó nó có những đặc điểm sau:

Một là, Không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.

Hai là, Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.

Ba là, Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm.

Bốn là, Được phép sử dụng không quá 10 lao động.

Hộ kinh doanh cá thể lựa chọn ngành nghề kinh doanh nào mà pháp luật không cấm, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, lưu ý những có những ngành nghề yêu cầu về điều kiện đăng ký kinh doanh cụ thể.

Để tìm hiểu nhiều thông tin hơn mời bạn tham khảo trang Luật doanh nghiệp

Nghề sản xuất rượu công nghiệp có phải đăng ký hoạt động kinh doanh?

Theo quy định tại khoản 3,4 điều 3 Nghị đinh 94/2012/NĐ-CP về về mã ngành kinh doanh, sản xuất rượu: " Sản xuất rượu thủ công nghiệp" là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống như nồi (kháp) đồng, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh... quy mô nhỏ do hộ gia đình hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện. Sản xuất rượu công nghiệp" là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp. Như vậy, hoạt động sản xuất, bán lẻ, kinh doanh nhãn hiệu rượu công nghiệp là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải tiến hành xin cấp giấy phép ngành nghề.

Những ngành nghề kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam. Nếu bạn đang khởi nghiệp và muốn tìm hiểu để kinh doanh hiệu quả thì có thể tham khảo ngày.

Kinh doanh giáo dục

Kinh doanh giáo dục là một lĩnh vực không mới nhưng vẫn luôn thịnh hành và luôn thu hút đầu tư. Các hoạt động kinh doanh của ngành này như: khoá học ngoại ngữ, kinh doanh kỹ năng mềm, khoá học kinh doanh, kinh doanh khoá học quảng cáo... Ngoài việc mở các lớp dạy học trực tiếp, bạn có thể mở các lớp online, dạy trực tuyến. Yêu cầu của nghề kinh doanh này chính là luôn nâng cao chất lượng giảng dạy để thu hút sự quan tâm của các học viên.

Kinh doanh dịch vụ làm đẹp

Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, do đó kinh doanh dịch vụ làm đẹp đang là một ngành nghề khá hot hiện nay. Để kinh doanh ngành này, bạn cần học và có chứng chỉ đào tạo, đặc biệt các dịch vụ kinh doanh liên quan đến thẩm mỹ, spa.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống

Dịch vụ ăn uống luôn là mặt hàng cần thiết mỗi ngày, đặc biệt là với nhân viên văn phòng và học sinh, sinh viên. Với ngành này muốn thành công cần có mặt bằng tốt, món ăn ngon và chất lượng phục vụ tốt.

Kinh doanh nghề trang điểm (make-up)

Song song với dịch vụ làm đẹp, nghề trang điểm là một ngành nghề hái ra tiền. Yêu cầu của nghề này là cần dầu tư công sức, tiền bạc và thời gian để trở thành một make up artist chuyên nghiệp.
Thời điểm vào cho nghề trang điểm là mùa cưới, mùa lễ hội. Nếu như bạn đã tạo dựng được thương hiệu cá nhân riêng thì bạn sẽ có lượng khách ổn định, lâu dài. Ngoài ra còn có thể mở lớp dạy trang điểm trực tiếp và online.

Kinh doanh nghề mỹ phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm là một ngành không mới nhưng luôn có sức nóng trên thị trường. Với sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu làm đẹp thì việc kinh doanh sẽ mang đến lợi nhuận cao.

Kinh doanh nội thất

Kinh doanh nội thất được mệnh danh là một trong những nghề hái ra tiền triệu mỗi ngày. Đây là mặt hàng truyền thống, bất cứ ai, bất cứ khi nào cũng có người cần. Yêu cầu: Người kinh doanh phải am hiểu về thiết kế, vật liệu. Có kiến thức để nhập hàng chuẩn, giá tốt để tư vấn cho khách hàng.

Kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng

Chơi thú cưng đang trở thành xu thế, mọi người sẵn sàng đầu tư tiền triệu để mua những chú chó chú mèo nuôi trong nhà. Vì thế, việc chăm sóc thú cưng cũng trở thành công việc hái ra tiền. Ngoài việc chăm sóc thì còn có các dịch vụ làm đẹp như: làm nail, cắt, nhuộm, massage...và tất nhiên giá cả luôn rất đắt đỏ.

Kinh doanh cửa hàng đồ điện tử

Nếu có chút đam mê và am hiểu về đồ công nghệ thì cứ tự tin mở một cửa hàng kinh doanh đồ điện tử. Các sản phẩm bạn có thể kinh doanh như: Máy tính xách tay, điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ, các linh kiện điện tử,…

Kinh doanh dược phẩm

Thuốc, dược phẩm luôn rất cần trong đời sống hàng ngày, nhất là khi con người càng chú ý nhiều hơn về vấn đề sức khoẻ. Việc mở cửa hàng thuốc sẽ mang lại thu nhập tốt, yêu cầu là chủ kinh doanh phải được học qua trường lớp, có chứng chỉ và am hiểu về dược phẩm.

Kinh doanh ô tô

Đời sống lớn mạnh, ô tô đã và đang dần trở thành phương tiện đi lại phổ thông hiện tại. Giá trị của mỗi loại ô tô đều tính trong khoảng hàng trăm triệu trở lên. Do vậy, kinh doanh ô tô ắt sẽ với lợi nhuận khủng. Tuy nhiên, ngành nghề này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn.

Nhóm danh sách ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư tại Việt Nam

Theo quy định của luật Đầu tư năm 2020, nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh các ngành nghề mà không thuộc danh sách bị cấm như sau (i) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này (ii) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại  Phụ lục II của Luật này (iii) kinh doanh các mẫu vật các loài động, thực vật hoang dã có nguồn gốc khai thác tự nhiên chi tiết tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật các loại thực vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên chi tiết tại phụ lục III luật này (iv) kinh doanh mại dâm (v) mua bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (vi) hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người (vii) kinh doanh pháo nổ (viii) kinh doanh dịch vụ đòi nợ Tuy nhiên, trong những ngành nghề không bị cấm, thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ chưa được phép tiếp cận thị trường hoặc bị hạn chế với một số ngành nghề nhất định, được quy định chi tiết trong văn bản pháp luật liên quan.

Các điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục hạn chế tiếp cận thị trường

(i) Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế (ii) Điều kiện về hình thức đầu tư (Điều 21 Luật Đầu tư 2020) (iii)Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư (iv) Đối tác Việt Nam tham gia hoạt động đầu tư

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đầu tư được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Trần Hồng Sơn

Trần Hồng Sơn

https://everest.org.vn/luat-su-tran-hong-son Luật sư Trần Hồng Sơn là chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến đất đai như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, thu hồi đất, thừa kế, tranh chấp đất đai.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.30030 sec| 1094.984 kb