Lưu ý khi đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 24/07/2021
view 76
comment-forum-solid 0

Kinh doanh nhà hàng là một trong những xu hướng kinh doanh phát triển bậc nhất hiện nay tại không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc đăng ký kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh nhà hàng có đơn giản? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

đăng ký kinh doanh nhà hàng Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kinh doanh nhà hàng là gì?

Cùng với sự phát triển của kinh tế và đời sống của con người ngày càng cao thì hoạt động du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh nhà hàng cũng không ngừng phát triển, các khái niệm về nhà hàng cũng ngày càng được hoàn thiện hơn.

Định nghĩa chính xác về nhà hàng chính là nơi chế biến và phục vụ các món ăn, thức uống cho khách hàng tại chỗ nhằm thu lại lợi nhuận kinh tế. Một nhà hàng có thể phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau hay có khi chỉ một nhóm đối tượng khách nhất định. Hình thức hoạt động của nhà hàng thì cũng vô cùng đa dạng với các chủ đề, món ăn, thức uống riêng biệt.

Như vậy, Kinh doanh nhà hàng, mở nhà hàng là hoạt động bao gồm việc sản xuất bán và phục vụ ăn uống giải trí cho khách với mục đích thu lợi nhuận. Vậy kinh doanh nhà hàng chính là dịch vụ ăn uống.

Bạn có thể tham khảo tất tần tật về đăng ký xin giấy phép kinh doanh nhà hàng theo hình thức đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Kinh doanh nhà hàng có cần giấy phép kinh doanh nhà hàng không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh, bao gồm:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
  • Những người bán hàng rong, quà vặt;
  • Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);
  • Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);
  • Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp

Nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.

Qua đó ta thấy việc kinh doanh nhà hàng là hoạt động thương mại không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Vì vậy, kinh doanh nhà hàng phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh nhà hàng có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 thì tại Phụ lục số IV, Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam trong năm 2021. Trong đó quy định kinh doanh nhà hàng hay dịch vụ ăn uống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy, kinh doanh nhà là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Điều kiện để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nhà hàng

Theo quy định hiện hành, để kinh doanh nhà hàng cũng như mang lại trải nghiệm an toàn và tốt nhất cho khách hàng, cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

Phải đăng ký kinh doanh nhà hàng

Khi kinh doanh nhà hàng, chủ nhà hàng kinh doanh sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng. Khi đăng ký kinh doanh, việc xin các loại giấy phép kinh doanh sẽ dễ dàng hơn. Chủ nhà hàng sẽ lựa chọn mô hình kinh doanh cho phù hợp với số vốn, khả năng quản lý của mình. Chủ nhà hàng có thể lựa chọn mô hình hộ kinh doanh hoặc mô hình doanh nghiệp.

Điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện quan trọng trong kinh doanh nhà hàng. Chủ nhà hàng kinh xây dựng, tu sửa, cải tạo lại cơ sở để làm địa điểm kinh doanh nhà hàng. Yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Điều kiện về nơi chế biến

Nơi chế biến của nhà hàng ăn phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước để dùng, để nấu, để chế biến phải đảm bảo đúng quy chuẩn. Nguồn nước không bị ô nhiễm. Đảm bảo hàm lượng sắt không vượt quá 0,5 mg/l. Nguồn nước phải đảm bảo phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh. Cống rãnh ở khu vực nhà hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. Có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay. Và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

(ii) Điều kiện về khu vực chế biến

Khu vực chế biến phải có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

(iii) Điều kiện trong chế biến và bảo quản thực phẩm

Nhà hàng phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính. Hoặc được để trong thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng. Và chống sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Thực phẩm bày bán được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

(iv) Điều kiện về người trực tiếp chế biến thức ăn

Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Lưu ý: Sau đáp ứng các điều kiện trên, chủ nhà hàng sẽ tiến hành thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi được cấp loại giấy phép đó, nhà hàng mới được kinh doanh bình thường.

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng

Để nhà hàng có thể hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, chủ kinh doanh phải có giấy chứng nhận kinh doanh được cấp phép. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng sẽ có sự khác biệt tùy theo mô hình kinh doanh mà chủ kinh doanh lựa chọn, về cơ bản sẽ bao gồm;

(i) Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ cơ sở kinh doanh (bản sao chứng thực).

(ii) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

(iii) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực);

(iv) Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở. Và người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm tại nhà hàng/quán ăn;

(v) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở. Và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp (có đủ 02 chỉ tiêu kiểm tra: máu và nước tiểu);

(vi) Các giấy tờ cần thiết khác.

Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng

Để thành lập nhà hàng, trước hết bạn phải thành lập doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề dịch vụ ăn uống hoặc hộ kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhà hàng. Sau đó, bạn phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, vì kinh doanh nhà nghỉ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

Bước 2: Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Để tìm hiểu về thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, mời xem: tại đây

Bước 3: Thông báo hoạt động

Mục đích thông báo hoạt động là để Sở Du lịch, Sở Văn hoá, Thể Thao và Du Lịch kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở

Bạn tham khảo bài hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh  để biết các thủ tục cần làm khi đăng ký kinh doanh!

Phí và lệ phí phải đóng khi kinh doanh nhà hàng

Theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC thì lệ phí đăng ký kinh doanh là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Điểm g Khoản 2 Điều 5 Thông tư này quy định về căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí như sau:

  • Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

Đối với các khoản lệ phí:

  • Lệ phí đăng ký kinh doanh là khoản thu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã).

Như vậy, căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại mỗi địa phương mà mức thu lệ phí đăng ký kinh doanh ở các địa phương là khác nhau, căn cứ vào quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Bạn có thể tham khảo thủ tục khi thành lập các loại hình kinh doanh khác như:

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng

1. Nơi nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh nhà hàng?

Trả lời: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng là bao lâu?

Trả lời: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

3. Thời gian sử dụng Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong bao lâu?

Trả lời: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày được cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra cũng cần lưu ý xin thêm một số loại giấy tờ như: – Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu có bán rượu trong nhà hàng. – Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong nhà hàng. – Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC nếu thuộc các trường hợp tại phụ lục 2, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định về Luật phòng cháy và chữa cháy.

4. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể gồm những gì? Do ai cấp?

Hồ sơ, giấy phép đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp. Hồ sơ bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh với nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh như sau:
+Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh + Ngành, nghề kinh doanh + Số vốn kinh doanh + Số chứng minh thư, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
  • Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.

5. Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng gồm những gì?

Thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm cấp. Hồ sơ bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn luật 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.09920 sec| 1070.789 kb