Nội dung bài viết [Ẩn]
Hộ kinh doanh cá thể là gì ? Nên đăng kí thành lập hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp ? Điều kiện và các loại thuế phải nộp khi đăng kí hộ kinh doanh ?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Hộ kinh doanh cá thể không phải là một loại hình doanh nghiệp Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập . Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh cá thể, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.“
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Trong quá trình tư vấn , Chúng tôi thấy rằng, nhiều khách hàng còn băn khoăn về việc nên thành lập doanh nghiệp hay đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy nhằm giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định nên lựa chọn loại hình kinh doanh nào cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. Trong bài viết này Luật công ty sẽ so sánh ưu, nhược điểm của hai loại hình kinh doanh này như sau:
Ưu điểm :
(i) Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp. Kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng. Không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai
(ii) Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán . Chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
Nhược điểm :
(i) Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ.
(ii) Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.
(iii) Không có quy định của pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động, về quyền và nghĩa của các nhà đầu tư.
(iv) Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp.
(v) Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
(vi) Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh cá thể .
Ưu điểm :
(i) Có tư cách pháp nhân để tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ)
(ii) Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể.
(iii) Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp (thông qua Hợp đồng lao động)
(iv) Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc)
Nhược điểm :
(i) Chế độ thuế, kế toán phức tạp và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao (thường là 25% lợi nhuận)
(ii) Thường phải đáp ứng các điều kiện lao động, về bảo hiểm xã hội cho người lao động chặt chẽ và đầy đủ hơn so với loại hình Hộ kinh doanh.
Trên đây là những phân tích cụ thể về ưu điểm, nhược điểm khi đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hay hộ kinh doanh . Luật công ty hi vọng bài viết này đã giải đáp những vướng mắc của bạn khi lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh trước khi khởi nghiệp
Quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể được pháp luật quy định cụ thể như sau:
(i) Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(ii) Hộ gia đình có hộ khẩu hợp pháp tại Việt Nam cử chủ hộ là người đứng đầu đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
(iii) Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký 01 hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
(iv) Cá nhân của hộ kinh doanh được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
(v) Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh. Không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Tất tần tận về đăng ký kinh doanh, bạn hãy tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định của Điều 71, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Về đăng kí doanh nghiệp thì hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp hộ kinh doanh. Nội dung giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh:
Tên của hộ kinh doanh đăng ký, địa chỉ chính xác địa điểm đặt trụ sở kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có) của hộ kinh doanh;
Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh;
Tổng số vốn kinh doanh;
Tổng số lao động làm việc trong hộ kinh doanh;
Các thông tin cá thể khác như: họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú. Ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực . Của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập . Hoặc người đại diện theo pháp luật hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia Hộ kinh doanh, người đại diện hộ gia đình.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân . Về việc thành lập Hộ kinh doanh trong trường hợp Hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
- Đối với những ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Kèm theo các giấy tờ quy định ở trên cần phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân . Nếu hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình nếu hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
- Đối với những ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu cần có vốn pháp định . Hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định.
Mời bạn xem thêm về:
Mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và những lưu ý cần biết
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng kí doanh nghiệp:
Cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận . cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho hộ kinh doanh trong vòng 03 ngày . Nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ ( ngành nghề kinh doanh không thuộc diện bị cấm, tên hộ kinh doanh được đặt đúng quy định của pháp luật, nộp đủ lệ phí).
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cũng trong vòng 3 ngày làm việc. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về những nội dung cần sửa đổi bổ sung sửa đổi cho người thành lập hộ kinh doanh bằng văn bản.
Nếu sau ba ngày làm việc Hộ kinh doanh không nhận được bất cứ thông báo nào. Của cơ quan đăng kí kinh doanh thì có quyền khiếu nại.
Trường hợp 1: Hộ kinh doanh có doanh thu nhỏ hơn 100 triệu đồng/năm . Đủ điều kiện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khoán.
Hộ kinh doanh không phải khai lệ phí môn bài , cơ quan thuế căn cứ theo tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ mức tính lệ phí môn bài cho hộ kinh doanh theo phương pháp thuế khoán.
Hộ kinh doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp 2: hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm phải nộp các loại thuế sau:
Thuế môn bài: Nộp tờ khai thuế môn bài và lệ phí môn bài tương ứng với doanh thu:
Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm;
Hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 500.000 đồng/năm;
Hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 300.000 đồng/năm.
- Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC . Tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp :
Số thuế GTGT phải nộp | = | Doanh thu tính thuế GTGT | x | Tỷ lệ thuế GTGT |
Số thuế TNCN phải nộp | = | Doanh thu tính thuế TNCN | x | Tỷ lệ thuế TNCN |
.
Một số loại hình hộ kinh doanh phổ biến hiện tại được nhiều cá nhân, hộ gia đình thành lập như: (i) Đăng ký kinh doanh Spa: Bạn có thể xem thêm Đăng ký kinh doanh spa
(ii) Đăng ký kinh doanh nhà trọ. Bạn có thể xem thêm thông tin về đăng ký kinh doanh nhà trọ (iii) Đăng ký kinh doanh dược phẩm. Bạn có thể xem thêm thông tin trình tự, thủ tục được cấp giấy phép kinh doanh dược
Trả lời: Hoàn toàn có thể. Mời bạn tham khảo: Những lưu ý khi chuyển đổi hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp tại đây.
Khi tiếp nhận hồ sơ kinh doanh hộ cá thể, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện sẽ trả giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản.
Ngoài ra đối với thủ tục đăng ký cấp lại giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể cũng được quy định rõ ràng về thời gian như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. - Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định và trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là không trung thực, không chính xác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo yêu cầu hộ kinh doanh hoàn chỉnh và nộp lại hồ sơ theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của hộ kinh doanh.
Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP, muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì bắt buộc phải là công dân Việt Nam.
Vì thế, người nước ngoài không được phép đứng tên thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam.
Trong trường hợp người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh thì phải đủ điều kiện và thực hiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Mục 2 Luật Quốc tịch 2008 và Nghị định số 16/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, còn một cách khác ngoài việc bắt buộc phải thực hiện nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài cũng có thể kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh bằng cách uỷ quyền cho cá nhân có quốc tịch Việt Nam đứng ra thành lập hộ kinh doanh.
Sự uỷ quyền này thông qua hợp đồng uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, bên uỷ quyền là người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh, còn bên nhận uỷ quyền là công dân Việt Nam có đầy đủ điều kiện thành lập hộ kinh doanh.
Cho dù trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh là người được uỷ quyền. Tuy nhiên, người nước ngoài trong trường hợp này hoàn toàn có thể là người quản lý và điều hành hộ kinh doanh, hưởng các nguồn thu và lợi nhuận từ hoạt động của hộ kinh doanh đó. Tất cả những nội dung này sẽ được thể hiện trong hợp đồng uỷ quyền và các bên tôn trọng điều đó.
Với phương thức này sẽ có một hạn chế là các giấy tờ kinh doanh đứng tên người Việt Nam nên khi muốn thực hiện bất kỳ thay đổi, điều chỉnh này trong giấy chứng nhận thì yêu cầu phải có chữ ký của người chủ hộ. Ngoài ra còn một rủi ro xảy ra là nếu trường hợp kinh doanh thua lỗ dẫn đến hộ kinh doanh pahir dừng hoạt động và người nước ngoài về nước, vậy các khoản nợ đó người Việt Nam đứng tên phải đứng ra chịu trách nhiệm với các chủ nợ.
Tổng kết lại, người nước ngoài không thể đứng tên là chủ hộ kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mặc dù vậy, họ vẫn có thể quản lý và điều hành hoạt động của hộ kinh doanh bằng cách uỷ quyền cho công dân Việt Nam đứng ra thành lập hoặc thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam.
Hiện nay khi muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thì phải nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa/ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - thủ tục hành chính trong Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh.
(i) Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì hồ sơ sẽ được chuyển cho Phòng Tài chính – Kế hoạch để thẩm duyệt hồ sơ.
(ii) Nếu hồ sơ hợp lệ thì chỉ cần đến Bộ phận một cửa/ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - thủ tục hành chính để nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
(iii) Nếu không thì sẽ có văn bản trả lời lý do hồ sơ bị từ chối.
Ngoài ra, nhiều người cũng đặt ra sự thắc mắc rằng: "Địa điểm để đăng ký hộ kinh doanh có nhất thiết là nơi đang ở không?"
Câu trả lời không!
Địa điểm kinh doanh có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.
Riêng đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải lựa chọn điểm cố định để đăng ký (là 1 trong 3 điểm nêu trên), có thể kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký nhưng phải thông báo với cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm