Sự ra đời của thương hiệu với mục đích định vị các sản phẩm đánh dấu sự phát triển không ngừng của xã hội. Cũng như tên gọi của con người, thương hiệu là tên gọi của các sản phẩm, xa hơn nữa nó là hình ảnh của cả một tổ chức, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu đó. Hình ảnh đó được mang đi khắp nơi trên toàn thế giới mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng trong xã hội.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Đánh giá chất lượng hàng hoá dựa vào thương hiệu
Nếu không có thương hiệu thì việc lựa chọn sản phẩm sẽ rất khó khăn bởi người tiêu dùng không biết lấy gì để đảm bảo rằng họ đã mua được sản phẩm chất lượng. Vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều khi sản phẩm là một nhãn hiệu nổi tiếng , đã có được sự tin cậy của đông đảo người tiêu dùng, tức là có được sự bảo chứng. Người mua có thể đánh giá chất lượng hàng hoá dựa vào thương hiệu, đặc biệt khi họ không thể có đủ thời gian để phán xét chất lượng của sản phẩm ngay khi mua hàng.
Để tạo ra sự khác biệt, doanh nghiệp buộc phải đi sâu và mở rộng đa dạng hoá sản phẩm. Điều này mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Bởi vì khi nhà sản sản xuất tập trung tất cả các nguồn lực của mình vào một loại sản phẩm sẽ nâng cao chất lượng, cải tiến, đa dạng mẫu mã, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Còn người tiêu dùng sẽ tin tưởng và trung thành với nhà sản xuất đó.
https://luatcongty.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-xay-thuong-hieu-uy-tin/
Giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian
Tiết kiệm thời gian là một ưu điểm của việc tiêu dùng hàng có thương hiệu. Mặc dù người tiêu dùng có quyền được lựa chọn nhưng cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi khi đứng trước quá nhiều nhãn hiệu sản phẩm. Nếu không có nhãn hàng nào quen thuộc, họ sẽ tốn nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và lựa chọn. Những sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu uy tín giúp người mua dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Thậm chí chưa cần đến cửa hàng, họ đã có thể xác định sản phẩm nào họ sẽ mua.
Giảm rủi ro cho khách hàng
Mua hàng có thương hiệu đồng nghĩa với việc sản phẩm đó sẽ được bảo hành, mọi thông tin về sản phẩm rõ ràng, minh bạch và tất nhiên khách hàng sẽ biết được xuất xứ hàng hóa.
Bởi vậy, thương hiệu đồng nhất với lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên khách hàng phải nghiêm túc đánh giá chất lượng và uy tín của một thương hiệu. Tình trạng
“sùng bái” có thể tạo phản ứng trong dư luận, gây ấn tượng không tốt với hàng hoá. Đồng thời không tạo được động lực thúc đẩy quá trình cải tiến hàng hoá.
Thương hiệu là yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Thực tế những năm qua đã minh chứng cho điều đó rất rõ. Dù một số sản phẩm của Việt Nam xuất hiện trên thị trường nhiều nước, chất lượng tốt nhưng đa số người tiêu dùng trên thế giới chưa biết đó là hàng Việt Nam. Hàng hóa của chúng ta vẫn phải xuất khẩu dưới nhãn hiệu của các công ty khác. Do vậy, chúng ta đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi: bị chèn ép giá, giảm doanh thu, phụ thuộc vào các công ty nước ngoài,… Khi thị trường khó khăn, chúng ta phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn những doanh nghiệp có thương hiệu khác. Về lâu dài, doanh nghiệp khó có thể mở rộng, phát triển lớn mạnh trong tương lai.
Ngược lại, doanh nghiệp nào có ý thức đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu thì uy tín, hình ảnh của họ trên thị trường sản xuất được củng cố.
Khi doanh nghiệp đã có được một thương hiệu mạnh thì doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững và dễ dàng mở rộng được quy mô. Nếu không xây dựng được thương hiệu thì làm sao khách hàng biết tới sản phẩm của doanh nghiệp mà lựa chọn? Doanh nghiệp làm sao có thể có chỗ đứng trên thị trường? Đó chính là bài toán nan giải của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu của doanh nghiệp
Sức mạnh thương hiệu luôn cần được tăng cường nhằm không ngừng củng cố vị thế cạnh tranh, đáp ứng mục tiêu tối cao của doanh nghiệp là vượt qua đối thủ, chiếm lĩnh thị trường. Năng lực cạnh tranh là danh tiếng, uy tín dựa trên tổng hợp tất cả sự khác biệt và những nét đặc trưng đã được khách hàng chấp nhận. Khi doanh nghiệp xây dựng được uy tín cho thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, thể hiện ở:
- Tính chất độc đáo của sản phẩm có thương hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ tránh sự sao chép bất hợp pháp.
- Giảm bớt chi phí Marketing, vì mức độ biết đến và trung thành với nhãn hiệu đã cao.
- Ưu thế trong đàm phán với nhà phân phối, với đối thủ.
- Tăng giá trị hàng hoá vì người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm mà họ đã tin cậy thay vì mua một sản phẩm giá rẻ mà họ chưa biết chất lượng ra sao.
- Giúp người bán thu hút một nhóm khách hàng trung thành.
- Giúp xác định phân khúc thị trường.
Doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ
Bên cạnh những ưu điểm trên, thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Sau khi đã đăng ký thương hiệu với Nhà nước, doanh nghiệp có quyền sử dụng, quảng bá và khai thác mọi lợi ích khác như sang nhượng, cho thuê, hùn vốn, cấp quyền sử dụng và được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự xâm phạm như hàng nhái, hàng giả, ăn cắp và sử dụng trái phép nhãn hiệu.
https://luatcongty.vn/dang-ky-ban-quyen-hinh-anh/
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm