Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là một đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là gì? Thủ tục thành lập như thế nào? Công ty TNHH Luật Everest xin giải đáp toàn bộ thắc mắc về văn phòng đại diện của thương nhân.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Căn cứ theo Điều 10, Nghị định 07/2016/NĐ-CP: hồ sơ cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bao gồm:
(i) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (có xác nhận của thương nhân nước ngoài);
(ii) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt và chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam);
(iii) Văn bản cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
(iv) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất ;
(iv) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện ;
(v) Hợp đồng đặt trụ sở của văn phòng đại diện.
Lưu ý:các tài liệu nộp cho cơ quan cấp Giấy phép phải được dịch ra tiếng Việt và hợp pháp theo quy định của Việt Nam
Xem thêm: Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài
(i) Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện: Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,...
(ii) Trường hợp cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
(iii) Trừ trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài..
(iv) Trường hợp theo điểm c phía trên và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Các trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Xem thêm về kiến thức doanh nghiệp tại đây
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm