Khi thực hiện triển khai một dự án đầu tư, nhà đầu tư cần tuân thủ một quy trình chặt chẽ và khoa học để đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất, cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro đầu tư. Bài viết sau đây sẽ có nội dung về quy trình các bước triển khai dự án đầu tư một cách ngắn gọn và dễ hiểu để bạn đọc có thể nắm được những nội dung cô đọng nhất.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Bích Phượng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7):
1900 6198
CÁC BƯỚC CHỦ YẾU ĐỂ TIẾN HÀNH MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Để tránh những cuộc đầu tư không sinh lợi, việc đầu tư cần được nghiên cứu và triển khai cẩn thận theo một tiến trình gồm nhiều bước. Thông thường tiến trình gồm 8 bước chủ yếu:
Bước 1: Nghiên cứu, đánh giá cơ hội đầu tư (sản phẩm của bước này là: Báo cáo đánh giá về cơ hội đầu tư).
Bước 2: Nghiên cứu tiền khả thi (sản phẩm: báo cáo tiền khả thi về DAT).
Bước 3: Nghiên cứu khả thi (sản phẩm: Báo cáo dự án đầu tư, còn gọi là Báo cáo khả thi hay luận chứng kinh tế - kỹ thuật theo cách gọi thông thường ở Việt Nam).
Bước 4: Thẩm định và ra quyết định đầu tư (hoặc quyết định về việc đầu tư, quyết định sửa đổi mục tiêu, phương án thực hiện v.v...)
Bưóc 5: Thiết kế,
Bước 6: Tổ chức đấu thầu, đàm phán, ký hợp đồng (về chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, xây dựng, lắp đặt, vận tải, …).
Bước 7: Xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng, đào tạo nhân lực.
Bước 8: Nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán.
Trong đó, các bước 1-4 thường gọi chung là giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Các bước 5-8 thường được gọi chung là giai đoạn thực hiện đầu tư. Trong chuẩn bị đầu tư, có một số trường hợp có thể bỏ qua bước 1, bước 2. Tuy nhiên không thể đầu tư mà không tiến hành đầy đủ các công việc thuộc bước 3 (nghiên cứu khả thi) và bước 4 (thẩm định để ra quyết định). Chất lượng của bước 3 và 4 có yếu tố quyết định sự thành công của các bước còn lại.
Như vậy tại Bước 3, nghiên cứu khả thi, chủ dự án sẽ phải có một Báo cáo Dự án đầu tư (Hay còn gọi là báo cáo khả thi). Đây là văn kiện phản ảnh kết quả nghiên cứu có hệ thống về toàn bộ các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường có ảnh hưởng đến việc thực hiện đầu tư và vận hành khai thác kinh doanh, hiệu quả sinh lợi của Dự án đầu tư.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Báo cáo Dự án đầu tư là tài liệu quan trọng, được sử dụng trong nhiều mục đích:
- Là căn cứ chủ yếu để chủ đầu tư xem xét và quyết định về việc đầu tư hay không đầu tư. Nếu đầu tư thì tiến hành theo phương án nào?
- Là tài liệu chủ yếu để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đăng ký đầu tư và cho hưởng những ưu đãi (nếu có) đối với dự án đầu tư.
- Là tài liệu chủ yếu để các nhà tài trợ (Cơ quan Nhà nước, Tổ chức quốc tế, đối tác góp vốn, Ngân hàng, Quỹ đầu tư …) xem xét để ra quyết định tham gia tài trợ hay không.
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện dự án đầu tư, theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện.
- Là một trong những căn cứ không thể thiếu để theo dõi, đánh giá và có hiệu chỉnh cần thiết trong quá trình vận hành, khai thác kinh doanh.
- Là tài liệu quan trọng cho các Tổ chức xã hội góp ý, phản biện đối với dự án có tác động lớn đến môi trường và dân sinh
Bất cứ Dự án đầu tư nào cũng nên có một
Báo cáo Dự án đầu tư được lập thành văn bản. (Đối với các dự án đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư thường hoạch định kế hoạch trong đầu, và trao đổi bằng lời nói với đối tác, đây là điều không nên!)
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đầu tư, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7):
1900 6198
ĐỀ CƯƠNG CỦA MỘT BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Từ các phân tích mục trên, có thể thấy Báo cáo dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng thiết yếu đối với bất kỳ dự án đầu tư nào. Một Báo cáo Dự án đầu tư cần có một đề cương tổng quát, bao gồm các đầu mục sau:
Phần 1. Giới thiệu tổng quát về DAĐT
1.1. Sự cần thiết và nhu cầu lập dự án
1.2. Mục tiêu và phạm vi của dự án
1.3. Giới thiệu đơn vị đầu tư
1.4. Các căn cứ pháp lý xây dựng dự án
Phần 2. Quy trình sản xuất - công nghệ, hạng mục xây dựng của dự án
2.1. Mô tả hiện trạng
2.2. Mô tả thiết kế kỹ thuật công trình của dự án (nhà xưởng):
- Hạng mục
- Địa điểm, cơ cấu sử dụng đất...
- Năng lực thiết kế: Quy mô kết cấu công trình diện tích xây dựng
- Phương án xây dựng cơ sở hạ tầng (diện, nước, PCCC...)
- Dự toán kinh phí đầu tư xây dựng (giá trị xây lắp)
2.3. Mô tả Công nghệ (Máy móc)
- Giới thiệu Công nghệ (năm sản xuất, hàng sản xuất...)
- Thiết bị: Sản xuất, phụ trợ, dịch vụ huấn luyện, phụ tùng thay thế...
- Mô tả qui trình, công nghệ sản xuất, Công suất, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, chủng loại dầu ra sản phẩm
- Dự toán giá thiết bị, Công nghệ
- Dự toán giá lắp đặt thiết bị
- Nhân sự và tổ chức sản xuất
2.4. Tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác
2.5. Phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào” cho sản xuất
2.6. Dự toán kiến thiết cơ bản khác: Chi phí chuẩn bị đầu tư, thiết kế, lập dự toán, thẩm định, tổ chức đấu thầu và xét hồ sơ đấu thầu,
2.7. Phương án tổ chức và tiến độ thực hiện đầu tư, tiến độ sử dụng vốn
2.8. Dự toán tổng kinh phí đầu tư
- Kinh phí xây dựng
- Kinh phí thiết bị và lắp đặt
- Kinh phí vận hành thử, huấn luyện và kiến thiết cơ bản khác
- Dự phòng phí
Phần 3. Phân tích thị trường và phương án kinh doanh của dự án
3.1. Mô tả sản phẩm và thị trường mục tiêu của dự án.
- Sản phẩm chính của dự án, mục đích sử dụng
- Khách hàng chính của sản phẩm (yêu cầu của khách hàng hiện tại, mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng) và khách hàng tiềm năng
3.2. Đánh giá dung lượng thị trường hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai
- Ước tính và đánh giá dung lượng thị trường hiện tại
- Dự báo thị trường tương lai và tiềm năng bằng các phương pháp dự bảo định tính và định lượng
3.3. Phân tích cạnh tranh
- Xác định các đối thủ cạnh tranh và năng lực đáp ứng thị trường
- Xác định chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và phương thức tiếp cận thị trường
3.4. Chiến lược thị trường của dự án
- Chiến lược thị trường và sản phẩm
- Chiến lược giá
- Chiến lược phân phối, kênh phân phối, địa bàn phân phối chủ yếu
- Chiến lược khuyến mãi, quảng cáo
Phần 4. Phương án tổ chức quản lý và nhu cầu nhân lực của dự án
- Mô hình tổ chức và quản lý công ty
- Phương án nhân lực (nhu cầu tuyển dụng, đào tạo)
Phần 5. Phân tích tài chính của dự án
5.1. Nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn chủ sở hữu
- Nguồn vốn vay
- Chi phí sử dụng vốn
5.2. Ước tính doanh thu, chi phí sản xuất và lợi nhuận.
- Ước tính doanh thu
- Ước tính chi phí lãi vay
- Ước tính chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
- Ước tính lợi nhuận
5.3. Đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư
- Lập bảng kế hoạch vay nợ và hoàn trả nợ vay
- Bảng ngân lưu thuần của dự án (net cash flows)
- Tính các chỉ tiêu tài chính dự án: Hiện giá thuần (NPV); chỉ tiêu hệ số thu hồi nội bộ (IRR); ...
5.4. Đánh giá rủi ro tài chính của dự án.
- Phân tích hòa vốn (break even point)
- Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)
- Phân tích kịch bản
5.5. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
- Khả năng tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp
- Khả năng nâng cao năng suất lao động
- Khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
- Tăng nguồn thu ngoại tệ (nếu có)
- Tạo dây chuyền phát triển các ngành nghề liên quan
- Khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có
- Khả năng phát triển kinh tế địa phương và phục vụ các chương trình trọng điểm của nhà nước.
Phần 6. Kết luận và kiến nghị
Phần 7. Tài liệu đính kèm (văn bản pháp lý, bảng mô tả kỹ thuật, sản phẩm …)
Dựa trên các nội dung trên đây, tuỳ theo tính chất dự án mà có thể giảm bớt hoặc phát triển thêm chi tiết phù hợp.
Một Báo cáo Dự án đầu tư hoàn chỉnh phải đầy đủ các nội dung trên. Nếu Dự án đầu tư của bạn thiếu nhiều nội dung, bạn cần phải nghiên cứu kĩ, cân nhắc trước khi triển khai, bởi nhiều rủi ro tiềm ẩn mà bạn không thấy trước được.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức, ý kiến của Tiến sĩ Đinh Thế Hiển trong cuốn sách Lập & Thẩm định Dự án đầu tư do Nhà xuất bản kinh tế TP.Hồ Chí Minh xuất bản. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm