Nội dung bài viết [Ẩn]
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.
Căn cứ theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
Xác định quy mô doanh nghiệp cần dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, căn cứ theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định:
Doanh nghiệp nhỏ
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: từ lớn hơn 10 cho đến 100 người.
Tổng doanh thu của năm: từ lớn hơn 3 cho đến 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ lớn hơn 3 cho đến 20 tỷ đồng.
Doanh nghiệp vừa
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: từ lớn hơn 100 cho đến 200 người
Tổng doanh thu của năm: từ lớn hơn 50 cho đến 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ lớn hơn 20 cho đến 100 tỷ đồng.
Doanh nghiệp nhỏ
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: từ 10 – 50 người
Tổng doanh thu của năm: từ 10 – 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ 3 – 50 tỷ đồng.
Doanh nghiệp vừa
Số lao động tham gia bảo hiểm bình quân năm: từ 50 – 100 người
Tổng doanh thu của năm: từ 100 – 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ 50 – 100 tỷ đồng.
Lĩnh vực hoạt động của DN nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia BHXH theo pháp luật về BHXH.
Số lao động tham gia BHXH bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia BHXH của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia BHXH bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
Tìm hiểu thêm về vốn điều lệ doanh nghiệp tại: Vốn điều lệ công ty, một số nội dung cần biết
Tổng doanh thu của năm tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định DN nhỏ và vừa.
Thông tư số 133/2016/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết về vấn đề chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể như sau:
Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01a - DNN |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - DNN |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - DNN |
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN thay cho Mẫu số B01a - DNN.
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN).
b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Mẫu số B03 - DNN |
Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01 - DNNKLT |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - DNN |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - DNNKLT |
b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Mẫu số B03 - DNN |
Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01 - DNSN |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - DNSN |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - DNSN |
Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Tìm hiểu thêm về báo cáo tài chính doanh nghiệp tại: Báo cáo tài chính, một số vấn đề quan trọng cần lưu ý
Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP để tự xác định và kê khai quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.
Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng nội dung hỗ trợ.
Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
TỜ KHAI XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, DOANH NGHIỆP NHỎ, DOANH NGHIỆP VỪA
(Kèm theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)
1. Thông tin chung về doanh nghiệp: (1) Tên doanh nghiệp: …… Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ……… Loại hình doanh nghiệp: …… Địa chỉ trụ sở chính: ……… Quận/huyện: ………tỉnh/thành phố: ………… Điện thoại:…….. Fax:………. Email: ……… 2. Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp: (2) Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: ………………… Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm:……… Tổng nguồn vốn: ……… Tổng doanh thu năm trước liền kề:………… 3. Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô (tích X vào ô tương ứng): □ Doanh nghiệp siêu nhỏ □ Doanh nghiệp nhỏ □ Doanh nghiệp vừa Tôi cam đoan thông tin kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc kê khai trên./.……, ngày ….tháng….năm…
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
(1): Thông tin chung về doanh nghiệp.
Người điền tờ khai sẽ căn cứ trên giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp để điền thông tin vào mục này.
(2): Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp.
– Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp dựa theo quy định về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành để xác định lĩnh vực hoạt động.
– Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: được căn cứ theo số lao động trên chứng từ BHXH của năm trước liền kề. và bằng tổng số lao động tham gia BHXH chia (:) cho số tháng trong năm. Nếu DN mới đi vào hoạt động chưa được 1 năm thì lấy số lao động tham gia BHXH chia (:) cho số tháng hoạt động.
– Tổng nguồn vốn: Được xác định là chỉ tiêu tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện trên BCTC của năm trước liền kề. Nếu DN hoạt động chưa được 1 năm thì tổng nguồn vốn được xác định tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm đăng ký hưởng hỗ trợ.
– Tổng doanh thu năm trước liền kề: Là tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trên BCTC của năm trước liền kề mà DN nộp cho cơ quan thuế.
Trường hợp DN mới bắt đầu đi vào hoạt động mà chưa phát sinh doanh thu, căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(3): Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô.
Căn cứ vào cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mục (1) để người điền tờ khai tích chọn vào 1 trong 3 loại quy mô ở mục này.
Lưu ý khi điền tờ khai cần chú ý:
Việc lập tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên cơ sở doanh nghiệp tự xác định.
Trường hợp phát hiện ra kê khai sai, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện điều chỉnh và kê khai lại trước thời điểm được hưởng hỗ trợ.
Nếu doanh nghiệp có hành vi cố ý kê khai không trung thực để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.
Xem thêm các bài viết có liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng tôi:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm