Kinh doanh dịch vụ logistics thường đem lại nhiều rủi ro ngoài ý muốn, để bảo vệ quyền lợi của cả bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ logistics, đồng thời cân bằng nghĩa vụ giữa hai bên, Nhà nước đã đưa ra các quy định về giới hạn trách nhiệm trong dịch vụ logistics.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP Quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, giới hạn trách nhiệm trong dịch vụ logistics là hạn mức tối đa mà một thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với khách hàng về những tổn thất đã phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.
Theo tập quán quốc tế về kinh doanh dịch vụ logistics, giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giá trị tổn thất hàng hóa, trừ trường hợp thương nhân cung ứng dịch vụ logistics và khách hàng có thỏa thuận khác.
Để tìm hiểu thêm về lĩnh vực logistics, tham khảo bài viết: Logistics trong thương mại điện tửDịch vụ logistics là dịch vụ có nhiều rủi ro liên quan đến mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu từ chỗ của khách hàng đến người nhận. Việc quy định về giới hạn trách nhiệm trong dịch vụ logistics chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của thương nhân.
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP "Quy định về kinh doanh dịch vụ logistics", giới hạn trách nhiệm trong dịch vụ logistics được thực hiện như sau:
Hai bên mà không có thỏa thuận thì sẽ mặc nhiên thực hiện theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào từng trường hợp dưới đây:
Xem thêm: Luật thương mại
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm