Phòng Thương mại Quốc tế là một tổ chức phi chính phủ. Đây là tổ chức kinh doanh thế giới giúp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo đảm hòa bình, thịnh vượng và tạo được cơ hội cho tất cả mọi người. Phòng Thương mại Quốc tế được thành lập năm 1919 khi trên thế giới không có hệ thống quy tắc nào chi phối các quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư.
Phòng Thương mại Quốc tế có tên tiếng Anh là International Chamber of Commerce và viết tắt là ICC. Đây là tổ chức kinh doanh đại diện lớn nhất, tiêu biểu nhất thế giới. ICC là tổ chức phi chính phủ có rất nhiều công ty thành viên ở hơn 130 quốc gia và trụ sở chính nằm ở Paris Pháp.
Phòng Thương mại Quốc tế được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, là tổ chức đầu tiên trên thế giới thành lập hệ thống quy tắc chi phối các hoạt động, quan hệ thương mại, đầu tư và tài chính.
Những người sáng lập ra ICC không chờ đợi sự vào cuộc của các Chính phủ mà đã hành động dựa trên niềm tin của họ là khu vực tư nhân có đủ điều kiện tốt nhất để thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này hoạt đông và quan hệ thương mại với nhau dựa trên nguyên tắc hòa bình, cùng có lợi. Sự thấu hiểu chuyên sâu về tình hình kinh doanh cũng như kiến thức thương mại của phòng Thương mái Quốc tế là từ chuyên môn của các thành viên của phòng, hầu hết kiến thức của họ đều dựa trên kinh nghiệm thực tế và liên quan đến tình hình thương mại quốc tế.
Phòng Thương mại Quốc tế có ba hoạt động chính là: thiết lập quy tắc, giải quyết tranh chấp, và vận động chính sách vì các hiệp hội và các công ty thành viên của nó tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. ICC có quyền lực vô song trong việc đưa ra các quy định, quy tắc chi phối hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Mặc dù các quy tắc này là tự nguyện, nhưng chúng được quan sát bời vô số giao dịch hàng ngày và trở thành một phần không thể thiếu của Thương mại quốc tế.
Tìm hiểu thêm nội dung tương tự Luật thương mại
Hoạt động chính của phòng Thương mại Quốc tế là thiết lập quy tắc, giải quyết tranh chấp và vận động chính sách, vì vậy vai trò của nó xoay quanh những hoạt động chính.
Tất cả mọi hoạt động của ICC đều nhằm mục đích thúc đấy thương mại và đầu tư quốc tế như là phương tiện hỗ trợ cho sự phát tiển toàn diện và thịnh vượng. Vai trò của ICC từ việc hỗ trợ các cố gắng nỗ lực hội nhập qoàn cầu để hợp lý hóa các thủ tục hải quan và biên giới đến việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế giữa các bên thương mại. Tổ chức này ủng hộ chủ nghĩa đa phương, hòa bình và coi đó là cách tốt nhất để giải quyết các thách thức toàn cầu từ đó đạt được mục tiêu toàn cầu khác.
Thương mại quốc tế có sức mạnh giúp các quốc gia nghèo và hàng trăm triệu người dân thoát khỏi đói nghèo, Phòng Thương mại quốc tế có tầm nhìn về tương lại toàn cầu hóa, thực hiện các hoạt động để thúc đầy tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững vì lợi ích của xã hội. Mặt khác, bằng với sự chuyên môn sâu rộng và độc đáo của ICC trong việc vận động, thiết lập các quy tắc tiêu chuẩn dịch vụ toàn cầu cùng với sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, hành vi kinh doanh lành mạnh.
Thông qua việc vận động chính sách, xây dựng các quy tắc ICC còn hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại từ đó hướng dẫn và cung cấp các công cụ và dịch vụ thực tế khác, giúp đỡ các doanh nghiệp thích nghi với những thách thức trong nền kinh tế toàn cầu đang phát triển một cách chóng mặt như hiện nay.
Nói tóm lại vai trò của phòng Thương mại Quốc tế có thể được hiểu ngắn gọn như sau:
(i) Thiết lập quy tắc và hướng dẫn thương mại
(ii) Vận động chính sách
(iii) Cung cấp các công cụ và dịch vụ thực tế khác
(iv) Giúp đỡ các doanh nghiệp thích nghi với những thách thức trong nền kinh tế toàn cầu
Bên cạnh đó, ICC còn đóng vai trò quan trọng cho việc hoạch định các chính sách của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, và nhiều tổ chức liên chính phủ khác, cả quốc tế và khu vực.
Xem thêm: So sánh Incoterm 2010 và Incoterm 2020
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm