Hòa giải thương mại - biện pháp giải quyết tranh chấp có lợi nhất

view 148
comment-forum-solid 0

Trong giao thương không thể tránh khỏi các vấn đề phát sinh tranh chấp. Có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như thương lượng, khởi kiện… Tuy nhiên biện pháp giải quyết tranh chấp có lợi nhất hiện nay chính là hòa giải thương mại

Hòa giải thương mại - biện pháp giải quyết tranh chấp có lợi nhất Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hòa giải thương mại là gì?

Khái niệm

Hòa giải thương mại là cách thức để cho các tranh chấp thương mại được giải quyết. Đây là phương thức do các bên tự thoả thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Hòa giải cũng làm đỡ căng thẳng, giữ mối quan hệ tốt đẹp cho 2 bên, đồng thời tiết kiệm thời gian, linh hoạt hơn so với nộp đơn kiện.

Pháp luật hòa giải thương mại điều chỉnh bởi văn bản nào?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì được quy định cụ thể tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ.

Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp hòa giải thương mại

Ưu điểm

(i) Có khả năng thành công cao. (ii) Giữ được mối quan hệ hòa hảo với đối tác. (iii) Thủ tục khá đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt về địa điểm. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho 2 bên. (iv) Được chọn trọng tài viên có chuyên môn phù hợp nhất với vấn đề cần hòa giải.

Nhược điểm

(i) Tốn kém chi phí. (ii) Bí mật trong kinh doanh và uy tín dễ bị ảnh hưởng. (iii) Hòa giải xong nhưng các bên thực hiện hay không thì không có tính bắt buộc.

Phạm vi và điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Hòa giải thương mại Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 thì phạm vi áp dụng cho tranh chấp bằng hòa giải thương mại như sau: (i) Tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại giữa các bên. (ii) Tranh chấp giữa các bên và có ít nhất 1 bên có hoạt động thương mại. (iii) Các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng phương pháp này.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 

Điều 6 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cũng đã quy định cụ thể về điều kiện. Đó là nếu các bên có nhu cầu và tiến hành thỏa thuận sẽ hòa giải. Có thể tiến hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước hay sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Nói 1 cách dễ hiểu, giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải hoàn toàn mang tính tự thỏa thuận, pháp luật không can thiệp vào điều kiện để được thực hiện hòa giải.

Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại

Hòa giải thương mại Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Lựa chọn thỏa thuận và hòa giải viên

Với hòa giải, 2 bên có thể thỏa thuận riêng hoặc quy định trong 1 điều khoản của hợp đồng. Thỏa thuận hỏa giải phải được xác lập bằng văn bản.

Các bên lựa chọn hòa giải viên thương mại từ danh sách của tổ chức hòa giải  hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.

Trình tự và thủ tục

(i) Tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải hoặc lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải. (ii) Có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều hòa giải viên thương mại. (iii) Hòa giải viên thương mại có quyền đưa ra các đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải. (iv) Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không có thỏa thuận thì theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại.

Kết quả hòa giải

Khi hòa giải không thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Kết thúc của việc hòa giải khi các bên đã đạt được thỏa thuận hay hòa giải viên thấy không cần thiết tiếp tục hòa giải sau khi tham khảo ý kiến các bên hoặc theo đề nghị của 1 bên tranh chấp.

Các câu hỏi thường gặp về hòa giải thương mại

Hòa giải thương mại Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hòa giải thương mại có phải là một hình thức giải quyết tranh chấp bắt buộc hay không?

Theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ thì việc hòa giải hoàn toàn là do sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên. Pháp luật không hề bắt buộc 1 sự việc tranh chấp thương mại nào đó phải thực hiện hòa giải. Tuy nhiên khi đã tiến hành hòa giải thì phải tuân theo các quy tắc của Nghị định này.

Có phải hòa giải thương mại chỉ áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng?

Thỏa thuận hòa giải có thể quy định trong 1 điều khoản hợp đồng để khi xảy ra tranh chấp có căn cứ để thực hiện giải quyết. Tuy nhiên không cần thiết các bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì hòa giải mới được thực hiện. Hòa giải có thể tiến hành khi có yêu cầu từ trước trong hoặc sau khi xảy ra tranh chấp thương mại.

Kết quả giá trị hòa giải thành được công nhận và hiệu lực ra sao?

Kết quả hòa giải thành sẽ được lập thành văn bản và có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Và văn bản ấy sẽ được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Xem thêm các quy định về luật thương mại tại đây

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật Sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.61417 sec| 1033.609 kb