Tổng quan về mua bán hàng hóa quốc tế

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 30/06/2021
view 162
comment-forum-solid 0
Như thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế ? Nội dung , quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia mua bán hàng hóa quốc tế. mua bán hàng hóa quốc tế cần lưu ý điều gì Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mua bán hàng hóa quốc tế là gì ?

Mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động mua bán của thương nhân được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

Bên cạnh đó, việc mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Bạn có thể xem tất tần tật về hợp đồng mua bán hàng hóa

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

i) Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.

ii) Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.

iii) Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.

iv) Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.

v) Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài. Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.

vi) Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những nội dung chính sau: các bên tham gia hợp đồng, bản chất của hợp đồng, phương thức vận chuyển, Giá cả và phương thức thanh toán,  phương thức giao hàng, các trường hợp bất khả kháng, các hình thức đảm bảo hợp đồng, thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý, lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng.

i) Các bên tham gia hợp đồng: Xác định các bên tham gia hợp đồng (người mua,người bán): Tên của các công ty, Trụ sở chính của họ có địa chỉ chi tiết và tên của các đại diện tương ứng.

ii) Bản chất của hợp đồng:

Xác định mục tiêu của hợp đồng (sản phẩm hoặc dịch vụ)

Mô tả các khía cạnh kỹ thuật, số lượng, khối lượng, trọng lượng và cuối cùng là chế độ đóng gói, thêm những nhu cầu người mua có thể cung cấp thêm các yêu cầu của mình.

iii) Phương thức vận chuyển:

Chỉ định phương thức vận chuyển phù hợp với tính chất của hàng hóa, điểm đến và an ninh.

Tùy thuộc vào Điều khoản Thương mại Quốc tế, nghĩa vụ tương ứng của các bên ký kết được nêu.

iv) Giá cả và phương thức thanh toán:

Chỉ định giá bằng tiền hoặc ngoại hối của bạn (rủi ro tỷ giá hối đoái được bao gồm)

Giá đi kèm với Điều khoản Thương mại Quốc tế xác định phân phối chi phí vận chuyển, thuế hải quan, bảo hiểm và thời gian chuyển nhượng tài sản.

Giá của hàng hóa sẽ được xác định (đơn giá và tổng giá).

Cung cấp một mã giải quyết cung cấp bảo mật tối đa cho người bán.

Xuống thanh toán tạm ứng đảm bảo đơn hàng.

Trong trường hợp tín dụng chứng từ, người bán lưu ý đến nhu cầu mở

Phạt tiền, nếu luật pháp cho phép, một lý do để bảo lưu quyền sở hữu có thể được đưa vào hợp đồng.

v) Phương thức giao hàng:

Chỉ định ngày, địa điểm tải và giao hàng.

Xác định chi tiết theo ngày hợp đồng có hiệu lực: tôn trọng thời hạn giao hàng là một trong những nghĩa vụ chính của người bán. Người ta phải cung cấp và áp đặt trước áp chót cho sự chậm trễ.

Các trường hợp bất khả kháng: Chỉ ra bất khả kháng cho các sự kiện không lường trước được. Về nguyên tắc, người ta nên tránh chấp nhận trường hợp bất khả kháng do người bán sử dụng đến mức mà người ta không áp đặt.

vi) Các hình thức đảm bảo hợp đồng: Xác định nghĩa vụ của hai bên liên quan đến bảo lãnh. Vd: đảm bảo khôi phục trước cho người bán.

vii)Thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý: Chỉ định luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp pháp lý.

viii) Lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng: Chỉ định ngôn ngữ của hợp đồng, phải được cả hai bên nắm vững. Tuy nhiên, phải chú ý đến các vấn đề dịch thuật.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của bên bán

Nghĩa vụ bên bán

i) Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ có liên quan (Điều 31; Điều 33; Điều 35; Điều 41 Công ước Viên năm 1980 ).

ii) Bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá cho bên mua theo đúng thoả thuận trong hợp đồng về thời gian. Đó là thời điểm mà các bên trong hợp đồng hoặc nếu không có thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được. Nếu các bên không thoả thuận một thời điểm cụ thể mà thoả thuận một khoảng thời gian thì bên bán được coi là giao hàng đúng thời hạn nếu hàng được giao vào bất kỳ một thời điểm nào trong khoảng thời gian đó. Ngoài các trường hợp trên, bên bán được giao hàng vào một thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết (Điều 33 Công ước Viên năm 1980).

iii) Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu hàng hoá không thích hợp với mục đích sử dụng mà các hàng hoá cùng loại thường đáp ứng hoặc không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên bán đã biết vào lúc ký kết hợp đồng hoặc hàng có các tính chất của hàng mẫu hay kiểu dáng mà bên bán đã cung cấp cho bên mua và hàng không được đóng gói theo cách thông thường cho những hàng hoá cùng loại hoặc theo cách thích hợp để có thể bảo vệ hàng hoá đó (Điều 35 Công ước Viên năm 1980).

iv) Bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua hàng hoá không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác (Điều 41 Công ước Viên năm 1980).

v) Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất và điều kiện giao hàng tại địa điểm quy định. Nếu các bên không thoả thuận về địa điểm giao hàng thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại (điều 31 Công ước Viên năm 1980).

Quyền của bên bán 

Bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ pháp lý theo quy định tại Công ước. Đó là:

(i) Yêu cầu bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua;

(ii) Cho phép bên mua một thời gian để bổ sung thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn chỉnh;

(iii) Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trong một số trường hợp Công ước quy định;

(iv) Yêu cầu bồi thường thiệt hại;

(v) Yêu cầu trả tiền lãi khi bên mua chậm thanh toán.

Quyền và nghĩa vụ của bên mua

Nghĩa vụ bên mua

i)  Nghĩa vụ bên mua (Điều 53; Điều 59; Điều; Điều 60 Công ước Viên năm 1980)

Theo quy định tại Điều 53 Công ước Viên năm 1980, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước.

Thanh toán tiền hàng

Bên mua có nghĩa vụ trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng hoặc theo Công ước mà không cần có yêu cầu hoặc việc thực hiện một thủ tục mào về phía bên bán (Điều 59 Công ước Viên năm 1980). Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của bên mua bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp đồng hoặc Luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng tại địa điểm nhất định. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể địa điểm trả tiền sẽ là nơi bên bán có trụ sở thương mại hoặc nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được thực hiện cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ. Nếu trong hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải trả tiền khi bên bán đặt hàng hoá hoặc thanh chứng từ nhận hàng dưới sự định đoạt của bên mua.

Nhận hàng

Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua bao gồm việc thực hiện mọi hành vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá (Điều 60 Công ước Viên năm 1980) theo đúng quy định trong hợp đồng.

Quyền của bên mua 

Khi một bên bán vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên mua có quyền thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình:

Yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (Nếu hàng hoá chưa phù hợp) hoặc tiếp tục bổ sung hàng hoá (nếu còn thiếu về số lượng) hoặc sửa chữa hay đổi hàng mới (nếu hàng hoá được cung cấp có khuyết tật)…

Nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng thay thế hoặc sửa chữa sự không phù hợp ấy. Trong trường hợp này, bên mua có thể cho phép bên bán có thêm một thời hạn nhất định để thực hiện sự sửa chữa ấy (Điều 46 Công ước Viên năm 1980).

Nếu bên bán không đảm bảo đựơc thời gian giao hàng thì bên mua có thể cho phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợp đồng (Điều 47 Công ước Viên năm 1980).

Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng nếu trong những trường hợp việc bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc khi bên bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời hạn bổ sung này (Điều 49 Công ước Viên năm 1980).

Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa bằng Tiếng Anh Nếu còn thắc mắc về lĩnh vực thương mại, bạn hãy xem : Danh mục: Kiến thức Thương mại  - Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.50676 sec| 1051.172 kb