Trong xã hội phát triện ngày nay, việc mua bán diễn ra từng giây từng phút không ngừng nghỉ. Khi mua lô hàng lớn hay những hàng hóa có giá trị, người mua và người bán thường lập thành hợp đồng mua bán để đảm bảo quyền lợi của mình. Về bản chất, hợp đồng mua án hàng hóa chính là hợp đồng dân sự. Vậy những điều gì nhất định phải biết về hợp đồng mua bán hàng hóa?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Mua bán hàng hóa được hiểu là việc trao đổi hàng hóa giữa bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận ý chí giữa các bên. Phương thức trao đổi hàng hóạ có thể do các bên mua bán hàng hóa thiết lập trực tiếp quan hệ mua bán hàng hóa với nhau hoặc thông qua chủ thể trung gian (bên môi giới, bên đại lý, bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa). Hàng hóa được mua bán trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm mua bán hàng hóa được pháp luật quy định như sau:
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó ban bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và chấp nhận thanh toán; bên mua có quyền và nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và có quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005)
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những loại hợp đồng thương mại. Về lý luận, hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng là một loại hợp đồng mua bán tài sản. Từ đó, ta có thể hiểu, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng dân sự.
Các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam không định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng. Luật Thương mại năm 2005 có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại như sau:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Mua bán hàng hóa trong thương mại có những đặc điểm riêng so với mua bán tài sản trong dân sự ở những điểm cơ bản sau:
(i) Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại nên chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
(ii) Mua bán hàng hóa trong thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương nhân - hoạt động thương mại, vì vậy quán hệ mua bán hàng hóa trong thương mại chủ yếu gắn với mục đích sinh lợi.
(iii) Thuật ngữ hàng hóa được sử dụng phổ biến trong pháp luật thương mại các nước và Điều ước quốc tế về thương mại. Theo đó, hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng và có hai thuộc tính: có thể lưu thông và có tính thương mại. Khái niệm tài sản được sử dụng trong pháp luật dân sự chỉ về những tài sản được phép giao dịch (lưu thông).
Về hình thức, theo quy định tại Điều 24 Luật thương mại năm 2005 quy định về hình thức của hợp đồng
Hợp đồng có thể được bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa có nhiều hình thức thể hiện được pháp luật công nhận.
Tuy nhiên, có một số loại hợp đồng được pháp luật quy định bắt buộc phải lập thành văn bản thì hợp đồng bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc đó.
Trong trường hợp nào hai bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa bị xử phạt? Bạn có thể xem thêm về : Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóaCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: …../…../HĐM
Căn cứ:
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 và các văn bản pháp luật liên quan;
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật liên quan;
Nhu cầu và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… , Tại ……
Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN (Bên A)
Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: .....……………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: ………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………………
Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………
Đại diện theo pháp luật: …………… Chức vụ: .…………………
CMND/Thẻ CCCD số: ……… Nơi cấp: ……… Ngày cấp: ………
(Giấy ủy quyền số: … ngày …. tháng … năm … do … chức vụ … ký)
BÊN MUA (Bên B)
Tên doanh nghiệp: …………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: .....……………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: …………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………………
Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………
Đại diện theo pháp luật: ……… Chức vụ: .………………………
CMND/Thẻ CCCD số: ……… Nơi cấp: ……… Ngày cấp:………
(Giấy ủy quyền số: ... ngày …. tháng ….. năm …….do … chức vụ …… ký).
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với các điều khoản như sau:
Điều 1: TÊN HÀNG - SỐ LƯỢNG - CHẤT LƯỢNG - GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Điều 2: THANH TOÁN
Điều 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG
Điều 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Điều 5: BẢO HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀNG HÓA
Điều 6: NGƯNG THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG
Điều 7: ĐIỀU KHOẢN PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Điều 8: BẤT KHẢ KHÁNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 9: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
ĐẠI DIỆN BÊN A Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
" Hợp đồng mua bán hàng hoá ba bên bản chất thực ra vẫn là một trong những dạng khác của hợp đồng. Hợp đồng ba bên được hiểu là sự thỏa thuận giữa ba bên tham gia về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan."
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm