Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh? Hình thức nào tốt hơn? Đây có lẽ là nỗi băn khoăn của rất nhiều doanh nghiệp đang có ý định mở rộng quy mô công ty. Để giúp bạn dễ dàng lựa chọn và nắm được đặc điểm của từng mô hình xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để nắm rõ thông tin chi tiết.
Khái quát về văn phòng đại diện và chi nhánh công ty
Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp. Các hoạt động của văn phòng đại diện cần phải phù hợp, không trái và ra khỏi nội dung hoạt động của doanh nghiệp đã đề ra.
Về hoạt động kinh doanh
Văn phòng đại diện có chức năng thực hiện liên lạc, nghiên cứu, cung cấp các thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường, khách hàng và đối tác mới. Theo quy định pháp luật thì văn phòng đại diện được phép thực hiện các hình thức xúc tiến thương mại nhưng không có quyền hoạt động để sinh lợi nhuận trực tiếp.
Về thẩm quyền
Văn phòng đại diện chỉ được ký kết hợp đồng theo ủy quyền của doanh nghiệp và con dấu được đóng trong hợp đồng là đóng dấu doanh nghiệp. Như vậy văn phòng đại diện không được tự nhân danh doanh nghiệp hoặc văn phòng để ký kết hợp đồng riêng mà không được uỷ quyền từ công ty.
Về tài chính: Hoạt động hạch toán của văn phòng đại diện phụ thuộc vào công ty và công ty là đối tượng chi trả các nghĩa vụ tài chính của văn phòng đại diện.
Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
Chi nhánh công ty là gì?
Chi nhánh công ty cũng là là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhưng khác với văn phòng đại diện, chi nhánh được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp, kể cả việc đại diện theo ủy quyền và ký kết hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu của chi nhánh. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh doanh nghiệp cần phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty chính.
Về hoạt động kinh doanh
Khác với văn phòng đại diện thì chi nhánh công ty được phép hoạt động có sinh lời trong phạm vi những ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải chi nhánh được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà công ty đã đăng ký, chi nhánh công ty có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp.
Về thẩm quyền đại diện
Giám đốc của chi nhánh công ty không đương nhiên đại diện cho chi nhánh, mà chỉ được đại diện khi được uỷ quyền từ người đại diện theo pháp luật của công ty. Văn phòng chi nhanh vẫn bị điều phối về các vấn đề hoạt động, đại diện bởi người đại diện theo pháp luật của công ty
Về tài chính: chi nhánh vẫn không phải chịu trách nhiệm riêng về tài chính đối với công ty mà các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh vẫn do doanh nghiệp chịu trách nhiệm.
Điểm giống và khác nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện
Điểm giống nhau
Như đã phân tích ở trên, dù là văn phòng đại diện hay chi nhánh công ty thì đây đều đều đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đều có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tuỳ theo yêu cầu của công ty.
Cả hai loại hình này đều nhân danh chủ sở hữu công ty hoặc người đứng đầu tổ chức, được ủy quyền của người đứng đầu doanh nghiệp. Nghĩa vụ dân sự từ giao dịch của văn phòng đại diện và chi nhánh đều do doanh nghiệp chịu trách nhiệm.
Điểm khác nhau
Chi nhánh doanh nghiệp: Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh doanh nghiệp chứ không phải nhân danh công ty và con dấu được sử dụng trong những trường hợp này là con dấu chi nhánh.
Văn phòng đại diện: Khác với chi nhánh công ty thì văn phòng đại diện không được sản xuất, kinh doanh như công ty mẹ
Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh công ty?
Trên thực tế, những sự nhầm lẫn giữa văn phòng đại diện và chi nhánh vẫn thường xảy ra. Để phân biệt hai hình thức này bạn có thể dựa trên 2 đặc điểm khác biệt đó là chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lời, có thể được hạch toán kế toán độc lập với công ty chính còn văn phòng đại diện không có quyền làm như vậy.
Thực tế thì nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh sẽ tùy thuộc vào mục đích khi mở rộng kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Nếu doanh nghiệp chỉ muốn có 1 địa chỉ để tiện giao dịch với đối tác, khách hàng tại những địa điểm khác nhau mà không tiến hành những hoạt động kinh doanh thì nên thành lập văn phòng đại diện.
– Còn nếu, doanh nghiệp cần 1 địa chỉ để vừa giao dịch với đối tác khách hàng, vừa nhằm mục đích kinh doanh sinh lời. Vậy thì nên thành lập chi nhánh công ty để thuận tiện cho việc kinh doanh.
Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định thành lập chi nhánh hay thành lập văn phòng đại diện để tránh xảy ra sự nhầm lẫn đáng tiếc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan về vấn đề này, hãy liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn.
Công ty con không được góp vốn vào công ty mẹ
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.