Thành lập pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

0
375
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Đánh giá post

Nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư kinh doanh, thành lập pháp nhân tại Việt Nam nhưng lại còn nhiều băn khoăn thắc mắc. Đặt chân đến một đất nước xa lạ mà mình chưa am hiểu về quy định, thủ tục giấy tờ khi thành lập doanh nghiệp. Đừng quá lo lắng, nhiều thông tin hữu ích cho nhà đầu tư sẽ được tư vấn trong bài viết: “Thành lập pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam” dưới đây.

Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

– Một số văn bản pháp luật chính cần quan tâm khi thành lập pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam:

Hiệp định song phương, đa phương giữa Việt Nam và quốc gia mà Nhà Đầu tư có quốc tịch;
Luật Đầu tư 2014;
Luật Doanh nghiệp 2014.

– Những lưu ý khi khi thành lập pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam:

Trong trường hợp đầu tư kinh doanh ngành nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, tùy vào từng ngành nghề cụ thể mà Nhà đầu tư có thể cần thỏa mãn các điều kiện đầu tư nhất định gồm: Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong Công ty cần lập tại Việt Nam; Điều kiện về hình thức đầu tư; Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư; Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; Điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

– Các bước thành lập pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu; Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý; Đề xuất dự án đầu tư; Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án; Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thành lập công ty
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 2: Thành lập pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm: Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ doanh nghiệp; Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh; Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó; Giấy ủy quyềnư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp: Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu: Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Luật TNHH Everest hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể, Công ty được thành lập cần phải đảm bảo có đủ điều kiện trước khi triển khai kinh doanh. Các loại điều kiện cầm đảm bảo có thể là một trong các hình thức điều kiện sau: Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ hành nghề, Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, Văn bản xác nhận, các hình thức khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here